Tuy nhiên, sự gia tăng của khối lượng giao dịch trong phiên 21/12 vừa qua chủ yếu xuất phát từ khối lượng giao dịch thỏa thuận bùng nổ của cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trong phiên này, riêng khối lượng giao dịch thỏa thuận của STB đã đạt tới hơn 13,5 triệu cổ phiếu, chiếm gần 1/3 tổng khối lượng giao dịch của toàn bộ thị trường.
Trong mấy ngày qua, thông tin tăng giá điện đã phần nào tác động đến tâm lý nhà đầu tư, nhưng ảnh hưởng này không thể hiện rõ rệt trên các sàn chứng khoán. Do đó, cho dù có thông tin giá điện tăng, nhưng thị trường vẫn có phiên tăng điểm ngay sau đó.
Vào
thời điểm cuối năm, động thái được nhiều nhà đầu tư quan tâm là lực cầu
đẩy hoặc đỡ giá trị tài sản ròng (NAV) của các nhà đầu tư tổ chức. Tuy
nhiên, lực cầu này có thể cũng không cao vào cuối năm nay và dường như
sẽ gặp phải lực cung tranh thủ thoái vốn của các nhà đầu tư tổ chức
khác, nhằm giảm bớt áp lực cho năm sau, khi có khá nhiều công ty niêm
yết ở trong tình trạng thua lỗ 2 năm liên tiếp.
Theo
đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong bối cảnh các
yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong nước và trên thế giới chưa có sự cải thiện
đáng kể, thì bất kể một động thái mua vào nào ở thời điểm hiện tại đều
sẽ phải tính đến mức độ rủi ro khá cao.
Cũng do thị trường không có được điểm tựa hỗ trợ nào từ các thông tin vĩ mô, nên các nhà đầu tư vẫn có tâm lý thận trọng. Do đó, phiên tăng điểm 21/12 có thể chỉ là tạm thời, chưa cho thấy, sẽ xuất hiện tín hiệu lạc quan một cách rõ nét.
Dưới góc nhìn của nhiều nhà quan sát thị trường, mức giá hiện tại chưa đủ hấp dẫn đầu tư ngắn hạn. Ngay cả với nhà đầu tư trung và dài hạn, mức điểm mục tiêu của nhiều nhà đầu tư cũng đặt ra khi chỉ chấp nhận giải ngân với mức giá thấp hơn mức giá hiện tại.