Ngành thép Việt Nam đang đối diện giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau những thách thức lớn từ thị trường toàn cầu và khu vực. Một doanh nghiệp lớn trong ngành bất ngờ được dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá lên đến 1.600% trong năm 2024, trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư.
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng 1,2% so với cùng kỳ, đạt 1,77 tỷ tấn trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ của Ấn Độ và sự phục hồi của EU, ASEAN. Tuy nhiên, nhu cầu giảm của Trung Quốc - thị trường tiêu thụ thép lớn nhất sẽ là rủi ro nghiêm trọng khi nhu cầu nước này có thể giảm 1,7%.
Tuy nhiên, Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng nhờ nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ. Các yếu tố chính thúc đẩy sự hồi phục này bao gồm nguồn cung bất động sản và đầu tư công được đẩy mạnh.
Tập đoàn Hoa Sen được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% trong năm 2024
Các vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực bất động sản được tháo gỡ thông qua Luật Đất đai sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản, giúp nguồn cung nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt 10% và 30% so với năm trước.
Đầu tư công đạt mức kỷ lục với tổng vốn dự kiến đạt 790.000 tỷ đồng, tăng 24%, với nhiều dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành được đẩy nhanh tiến độ.
Những yếu tố này không chỉ thúc đẩy sản lượng thép tiêu thụ mà còn giúp giá thép phục hồi, tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự bứt phá này là sự phục hồi của giá thép. Sau thời gian dài bị áp lực bởi nguồn cung giá rẻ từ Trung Quốc, Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng từ đầu năm 2025, chính sách thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng, giúp giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh từ thép nhập khẩu.
Giá thép xây dựng trong nước được dự báo tăng 7%, trong khi giá thép cán nóng (HRC) tăng 6% so với cùng kỳ. Điều này không chỉ giảm áp lực chi phí mà còn cải thiện biên lợi nhuận gộp của ngành thép Việt Nam.
Trong năm 2024, MBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát (HPG) đạt 132.600 tỷ đồng và 11.900 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,5% và 74% so với cùng kỳ. Thép Nam Kim được dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 416%, đạt 606 tỷ đồng.
Riêng với Hoa Sen, nhà sản xuất tôn mạ này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt 510 tỷ đồng trong năm 2024.
Cho năm 2025, tăng trưởng lợi nhuận của Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim được dự báo lần lượt 52%, 70% và 8%.
MBS đánh giá Hòa Phát là công ty hưởng lợi từ chu kỳ phục hồi nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong các phân khúc thép xây dựng và thép cuộn cán nóng HRC. Giai đoạn tăng trưởng dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2025 với sự đóng góp từ tín hiệu tích cực của ngành xây dựng. Sự gia tăng nguồn cung bất động sản và đầu tư công sẽ mang lại tác động tích cực đến doanh số bán thép cuộn.
Với Hoa Sen, đây là công ty hưởng lợi từ chu kỳ phục hồi nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường trong nước. Khối lượng bán hàng trong năm 2025 có thể tăng 6% so với cùng kỳ, đạt 2,1 triệu tấn nhờ vào sự phát triển trong nước và thuế chống bán phá giá. Thêm vào đó, nhờ vào sự tăng trưởng của giá cao hơn chi phí nguyên liệu, tỷ suất lợi nhuận gộp dự báo sẽ cải thiện 0,4 điểm phần trăm lên 11,2% trong năm 2025.
Sự bứt phá ngoạn mục của một “ông lớn” ngành thép trong năm 2024 không chỉ là câu chuyện riêng của doanh nghiệp này mà còn phản ánh bức tranh chung của toàn ngành. Với những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ từ thị trường và sự hỗ trợ của chính sách, ngành thép Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Vua thép trở lại “đường đua” bất động sản, sẽ đầu tư 3 khu công nghiệp mới, xây thêm cả nhà ở xã hội
Nhà sản xuất thép Hòa Phát hiện đang sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích được duyệt quy hoạch là 1.133ha, tập trung tại các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Triển vọng ngành thép 2025 ra sao khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục?
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm....
-
Lộ diện doanh nghiệp thép đầu tiên “khoe” lợi nhuận 2024, là “ông lớn” thép Việt với gần 40 công ty con, công ty liên kết
Doanh nghiệp này có lãi trở lại sau 2 năm liên tiếp lỗ nặng. Đây cũng là đơn vị ngành thép đầu tiên công bố kết quả kinh doanh trong năm 2024.