Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, TPBank sẽ phát hành hơn 618,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của TPBank.
Nguồn vốn đến từ lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 của TPBank là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng là nguồn lợi nhuận để lại năm 2022.
Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh dưới 1 đơn vị sẽ bị huỷ bỏ.
Tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phiếu là 39,19% tương đương với việc cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu phổ thông sẽ nhận được 39 cổ phiếu mới.
Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 4, TPBank cũng đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng).
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên phiên giao dịch ngày 1/6, giá cổ phiếu TPB tăng mạnh 4,6% (tương đương tăng 1.150 đồng/cổ phiếu) lên ngưỡng 26.150 đồng/ cổ phiếu.
Năm 2023, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2022.
-
Năm 2022, SHB muốn lợi nhuận trên chục nghìn tỷ, vượt xa TPBank, VIB, HDBank
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 20/04/2022 tới đây. Trong tài liệu họp cổ đông đã được công bố, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 lên tới 11.686 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với năm 2021. Con số này vượt mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng như TPBank, VIB hay HDBank.