Mới đây, CTCP Xi măng Sài Sơn (Mã: SCJ - UpCOM) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã được thông qua tại ĐHCĐ bất thường ngày 3/12/2022.
Ảnh minh họa
Cụ thể, doanh nghiệp này dự kiến chào bán thêm 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị chào bán của lượng cổ phiếu này là 200 tỷ đồng.
Thời gian phát hành sau khi được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và dự kiến trong năm 2022 hoặc đến quý 1/2023.
Được biết, số tiền 200 tỷ đồng thu được sẽ được Xi măng Sài Sơn sử dụng tái cơ cấu tài chính và bổ sung nguồn vốn để trả nợ ngân hàng. Cụ thể, Xi măng Sài Sơn sẽ chi gần 150 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Sơn Tây; 35 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng SHB - Chi nhánh Hà Nam và 15 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Hà Nam.
Đáng chú ý, trong danh sách nhà đầu tư chiến lược được công bố, Xi măng Sài Sơn sẽ chào bán toàn bộ số cổ phiếu trên cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp, Chủ tịch HĐQT công ty. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Nếu chào bán thành công, Xi Măng Sài Sơn sẽ nâng vốn điều lệ từ 378 tỷ đồng lên 578 tỷ đồng. Còn ông Nguyễn Sỹ Tiệp sẽ nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ từ 24 triệu cổ phiếu lên thành 44 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ nắm giữ 76,4%.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2022 vừa qua, doanh thu của Xi măng Sài Sơn đạt 306 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp được cải thiện cùng chi phí bán hàng giảm mạnh, công ty báo lãi sau thuế 8 tỷ đồng, tăng 386% so với quý 3/2021. Đây cũng là mức cao nhất trong 5 quý trở lại đây.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, Xi măng Sài Sơn đạt 750 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận ở mức 11 tỷ đồng, lần lượt giảm 25% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SCJ của Xi Măng Sài Sơn đang giao dịch ở mức 3.100 đồng/cổ phiếu tại ngày 6/12, tức là chỉ bằng 1/3 so với mệnh giá phát hành cho Chủ tịch Nguyễn Sỹ Tiệp.
-
Vietinbank lại đưa nhà máy xi măng ra bán, “đại hạ giá” hàng chục tỷ đồng
Vietinbank vừa hạ giá hệ thống nhà xưởng sản xuất xi măng thêm 30 tỷ đồng sau nhiều lần chào bán, xuống còn 68 tỷ đồng, liệu tin rao bán lần này đã đủ hấp dẫn?
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.