Ngày 30-1, Tổng cục Đường bộ (TCĐB) Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Cần Thơ cùng nhà đầu tư BOT có cuộc họp với người dân, doanh nghiệp (DN) vùng lân cận trạm BOT T1 trên Quốc lộ (QL) 91 (đặt tại quận Ô Môn) về việc miễn, giảm phí cho các phương tiện lưu thông qua trạm này.
Bức xúc lâu ngày
Theo quyết định tại cuộc họp, thống nhất phương án miễn, giảm cho 722 xe thuộc chủ phương tiện tại các khu vực ở quận Ô Môn gồm: giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận ngày 29-8-2017. Giảm 100% cho xe buýt và xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, tổ chức có trụ sở tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh thuộc phường Phước Thới; khu vực 12, 15 thuộc phường Châu Văn Liêm.
Đồng thời, giảm 50% cho xe không kinh doanh và giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú tại phường Phước Thới, Thới Hòa và Châu Văn Liêm (không bao gồm các đối tượng ở 4 khu vực thuộc 2 phường nêu trên).
Theo Sở GTVT TP Cần Thơ, hiện phương án miễn, giảm cho khoảng 400 phương tiện qua trạm BOT T2 (quận Thốt Nốt) đã được TCĐB trình Bộ GTVT. Phương án cụ thể: Miễn 100% đối với xe buýt và xe của những hộ dân có hộ khẩu thường trú tại phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), xe phục vụ hành khách công cộng trên các tuyến cố định từ Kiên Giang về An Giang và ngược lại. Ngoài ra, giảm 50% cho các xe vùng lân cận không thuộc các đối tượng trên.
Riêng đối với việc miễn, giảm phí ở trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, theo Sở GTVT TP Cần Thơ, việc này đang được triển khai theo công văn của Bộ GTVT đồng ý trước đó. Tổng cộng có 1.995 phương tiện tại xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc (tỉnh Hậu Giang); các phường: Ba Láng, Lê Bình, Thường Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) được miễn, giảm phí qua trạm. Cụ thể, miễn 100% đối với xe buýt, phương tiện xe dưới 9 chỗ, xe tải dưới 1 tấn và không kinh doanh mức giảm giá 50% và các phương tiện khác 30%-35%. Thời gian thực hiện giá từ ngày 12-2.
Những trạm thu phí trên bị nhiều DN và giới tài xế phản ứng dữ dội trong những ngày qua. Họ cho rằng việc thu phí này bất hợp lý, không công bằng làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh doanh của DN.
Tài xế dùng tiền lẻ bị ướt mua vé khi qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp vào chiều tối 29-1
Tốn hơn 1 tỉ đồng/năm
Ông Lê Văn Năm, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, thông tin: "Có DN đăng ký kinh doanh tại Cần Thơ nhưng chi nhánh ở xã Tân Phú Thạnh hoặc trường hợp gia đình ở tại Cần Thơ nhưng lại làm việc tại Hậu Giang nên việc xem xét xe chính chủ rất khó khăn".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các phương án giải quyết bất cập tại BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. |
Ông Trịnh Hoàng Hải, đại diện Công ty TNHH MTV Ngọc Lan, bày tỏ: "Công ty tôi có trụ sở đặt tại quận Ninh Kiều nhưng hằng ngày phải qua trạm đến xã Tân Phú Thạnh lấy hàng, chỉ chạy đoạn đường chưa đến 3 km. Công ty tôi có 30 xe container loại 120 feet, vé qua trạm là 180.000 đồng/vé, mỗi ngày chạy 20 lượt tốn 3,6 triệu đồng tiền vé, tính ra 1 năm mất hơn 1 tỉ đồng". Ông Hải mong muốn được giảm giá vé còn 130.000 đồng để bớt chi phí cho công ty.
Theo ông Trần Văn Dũng, Giám đốc DNTN Dũng Thúy (địa chỉ tại số 99A, khu vực 2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ), giá vé tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đắt gấp đôi so với BOT ở Bạc Liêu. Ông Dũng bức xúc: "Nằm cách trạm chưa đầy 1 km, công ty tôi có 31 xe loại 15 tấn chuyên chở vật liệu xây dựng. Tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị tới chủ đầu tư, Sở GTVT TP Cần Thơ nhưng đến nay chưa được giải quyết. Xe đi qua trạm mất 140.000 đồng/vé/lượt. Với số xe như trên, 1 năm tôi tốn khoảng 800 triệu đồng phí mua vé qua trạm".
Tăng thêm 8 năm thu phí Đối với BOT T1 trên QL 91, nhiều người dân đề nghị miễn phí đối với các xe trong bán kính 5 km và thực hiện sớm việc miễn, giảm để người dân yên tâm đi lại, làm ăn, nhất là vào những ngày cận Tết. Đại diện Vụ Tài chính - TCĐB cho biết dự án này ban đầu có kế hoạch thu phí trong hơn 23 năm. Sau khi có phương án miễn, giảm như trên thì thời gian thu sẽ kéo dài lên 31 năm. Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng TCĐB, cho biết: "Sau khi thống nhất được phương án giảm giá, địa phương cùng Vụ Công tư rà soát lại danh sách, số xe để bảo đảm đúng các đối tượng nằm trong phạm vi miễn, giảm. Sau đó, chúng tôi sẽ có văn bản trình Bộ GTVT quyết". |
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).