Vào ngày 22/2, lãi suất liên ngân hàng đã đạt đỉnh do tính mùa vụ tạo áp lực lên thanh khoản ngắn hạn và đẩy lãi suất qua đêm lên đến 3,7%. Tuy nhiên ngay sau đó, lãi suất đã có xu hướng hạ nhiệt dần về cuối tháng và quay trở lại mặt bằng thấp. Lãi suất qua đêm đã giảm điểm nhanh chóng và hiện đang giao dịch tại mức 1.,4%, giảm 63% so với mức đỉnh.
Lãi suất tại các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống khác đồng thời giảm mạnh và hiện đang giao dịch trong khoảng 1,5%-2%.
NHNN tiếp tục thực hiện bơm tiền qua kênh OMO trong tháng 2. Vào ngày 20- 21/2, NHNN đã bơm hơn 6 nghìn tỷ đồng qua kênh OMO với lãi suất 4%/năm và kỳ hạn 7 ngày và lượng tiền này đã đáo hạn và quay trở lại NHNN. Trong khi đó, kênh phát hành tín phiếu không có hoạt động nào. Việc NHNN không thực hiện thêm giao dịch nào sau đó cho thấy thanh khoản trong hệ thống đã quay trở lại trạng thái ổn định.
Xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất của đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì. Nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn chưa cho thấy động thái điều chỉnh lãi suất mới và mức lãi suất bình quân hiện vẫn đang là 4,7% cho kỳ hạn 12 tháng, một số ngân hàng tư nhân thậm chí còn đưa lãi suất về thấp hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, một số ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất chủ yếu tại các kỳ hạn ngắn dưới 5 tháng ở nhóm ngân hàng cổ phần, phổ biến từ 2,5- 3,8%/năm, nhằm thu hút thêm tiền gửi sau dịp Tết nguyên đán. Riêng với tiền gửi 12 tháng, vẫn dao động trên dưới 5%/năm.
MBS cho rằng lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý 1/2023 và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024. Trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng tích cực hơn ở mức 6 – 7%, đầu tư và tiêu dùng đều khởi sắc trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, chúng tôi cho rằng nhu cầu sử dụng vốn sẽ quay trở cân bằng với tình trạng dư thừa thanh khoản hiện nay.
Theo đó, MBS dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 13 – 14%.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, áp lực tăng lên lãi suất không lớn do chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Mỹ hầu như đã chấm dứt. Với dự báo lãi suất điều hành hạ xuống mức xấp xỉ 4% cuối năm 2024, áp lực lên tỷ giá không lớn, Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa để duy trì chính sách tiền tệ như hiện tại.
MBS cũng dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ có thể nhích thêm 25 – 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024.
-
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp nhằm tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.








-
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 40.000 tỷ đồng vào hệ thống, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh
Trong tuần giao dịch từ 23 đến 27/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng tổng cộng 39.858 tỷ đồng thông qua thị trường mở (OMO).
-
Vừa tung 2 gói tín dụng ưu đãi “khủng”, Sacombank đang cho vay bất động sản ra sao?
Sacombank vừa công bố 2 gói vay mua nhà “Z Home” và “Prime Home” với hạn mức giải ngân lên đến 10 tỷ đồng, qua đó hứa hẹn củng cố danh mục cấp tín dụng cho bất động sản từ doanh nghiệp làm dự án đến khách hàng cá nhân....
-
Còn dư địa giảm lãi vay?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiếp tục hỗ trợ thanh khoản và giảm chi phí vốn cho các ngân hàng để thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.