Cụ thể, MB được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 23.727 tỷ đồng lên 24.417 tỷ đồng.
MB có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông và người có liên quan của những cổ đông này theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của NHNN sau khi tăng vốn.
Ngân hàng phải thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần của MB thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cổ đông theo đúng quy định. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, từ ngày hoàn tất việc phát hành cổ phiếu, ngân hàng cũng thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động.
Trước đó, cổ đông của MB thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 20%, từ 21.604 tỷ đồng lên 25.841 tỷ đồng trong 2 đợt. Ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn đợt 1 (thêm hơn 1.690 tỷ đồng) thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 8%. Theo kế hoạch ở đợt 2, MBBank tiến hành chào bán riêng lẻ 258,4 triệu cổ phần, tương ứng với 10% vốn điều lệ, trong đó có hơn 47 triệu cổ phiếu quỹ do ngân hàng đang nắm giữ.
Năm 2019, MBBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 10.036 tỉ đồng, tăng 29,2% so với năm 2018 và vượt 1,4% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.823 tỉ đồng, tăng 28%. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản MBBank đạt 411.488 tỉ đồng, tăng trưởng 13,6% so với cuối năm 2018.
-
2019 - năm bội thu của các ngân hàng
CafeLand - Năm 2019 được cho là năm thành công đối với ngành ngân hàng khi nhiều nhà băng báo lãi lớn.