Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2016 cao hơn năm trước, nguyên nhân chính được chỉ rõ là nợ xấu, trong khi việc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc.
Eximbank đã phải dành tới 70% lợi nhuận năm vừa qua để trích lập dự phòng. Ảnh: Vi An
Lo nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro
Điều đáng quan tâm là nợ xấu ngân hàng vẫn là nỗi lo khi chưa thể xử lý dứt điểm và việc trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu là việc bắt buộc, vì thế nhiều năm nay một số ngân hàng đã không trả được cổ tức cho cổ đông.
Chính vì lý do trên nên các ngân hàng vẫn mạnh tay chi phần lớn lợi nhuận cho trích lập dự phòng. Chẳng hạn như Eximbank dành tới 70% lợi nhuận năm vừa qua để trích lập dự phòng. Cụ thể, lợi nhuận trước trích lập của Eximbank là 1.479 tỷ đồng, ngân hàng dành tới hơn 1.000 tỷ đồng trích lập, lợi nhuận trước thuế còn 390 tỷ đồng. Năm 2016, ghi nhận số nợ xấu của Eximbank tăng mạnh 63% lên 2.558 tỷ đồng, so với mức 1.574 tỷ đồng của năm 2015.
Tiếp theo, Sacombank cũng dành tới 57% tiền lời kiếm được (1.232 tỷ đồng), để trích lập 700 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế còn 531 tỷ đồng. Nợ xấu ở mức 5,3% do nợ xấu của ngân hàng Phương Nam chuyển sang.
Đáng chú ý là NCB năm 2016, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro đạt 211 tỷ đồng, trích lập dự phòng 82 tỷ đồng, tăng so với mức 31 tỷ đồng của cả năm 2015. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2016 chỉ vỏn vẹn 16,5 tỷ đồng (chiếm 8% số lợi nhuận kiếm được), nguyên nhân NCB đã dùng tới gần 112 tỷ đồng tiền lãi kiếm được để dùng cho “Các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc ngân hàng”.
Nợ xấu năm 2016 của NCB chiếm tỷ lệ 1,54% tương ứng 389 tỷ đồng, giảm so với tỷ lệ 2,1% năm 2015. Tuy nhiên, nợ cần chú ý năm 2016 tăng vọt 1,6 lần lên mức 1.486 tỷ đồng, so với con số 569 tỷ đồng của năm 2015.
VIB năm nay cũng trích mạnh dự phòng tới 46% lợi nhuận vì nợ xấu tăng lên 2,6% so với mức 2% của năm 2016. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng 77% lên con số 1.341 tỷ đồng so với 755 tỷ đồng năm 2015.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tính đến 31.12.2016 là 1.217 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 884 tỷ đồng. SHB có mức tăng tương tự, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tính đến 31.12.2016 là 1.323 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 842 tỷ đồng.
Đối với khối ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối như Vietcombank và Vietinbank cũng sử dụng từ khoảng 40-55% lợi nhuận để chi cho trích lập dự phòng. Vì dù tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng con số tuyệt đối cao. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 của Vietcombank cho biết, tính đến 31.12.2016, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng là 6.410 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 6.068 tỷ đồng. Với VietinBank, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tính đến 31.12.2016 là 5.022 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là gần 4.700 tỷ đồng.
Xử lý nợ xấu là do chính bản thân các ngân hàng
Nợ xấu có lẽ là cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong những năm gần đây và ngành ngân hàng năm nay đang quyết tâm giảm tần suất đề cập đến cụm từ này. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại, rất nhiều nơi đã công bố lộ trình xử lý nợ xấu mới.
Theo Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 năm hoạt động, VAMC đã mua tổng cộng được 25.689 khoản nợ xấu tại 42 tổ chức tín dụng (TCTD), với tổng dư nợ gốc 284.206 tỷ đồng, giá mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 247.423 tỷ đồng.
Hầu hết khoản nợ xấu VAMC đã nhận từ các TCTD đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay, kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp... Lũy kế từ năm 2013 đến nay, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng nhiều hình thức bán nợ, bán tài sản bảo đảm, đạt tỷ lệ 17,6% so với tổng dư nợ gốc.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trong buổi hội nghị gặp gỡ với các ngân hàng đầu năm 2017 đã nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngân hàng, Ngân sách Nhà nước sẽ không dành cho việc này.
Ghi nhận tại các ngân hàng, đa số các ngân hàng có thực lực đang tính tới phương án tự xử lý. Vietcombank cuối năm ngoái đã rút toàn bộ số nợ đã bán cho VAMC để tự xử lý. Còn tại ACB, lãnh đạo ngân hàng thừa nhận, tuy có khó khăn nhất định, đặc biệt liên quan tới khung pháp lý hướng dẫn xử lý nợ chưa hoàn thiện, song ACB sẽ quyết tâm thu hồi khoản nợ vay liên quan đến nhóm 6 công ty (G6) của ông Nguyễn Đức Kiên và gia tăng dự phòng.
Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề nợ xấu, thực ra đây là bài toán mà chúng ta không giải quyết được trong năm 2016. Dư nợ xấu trong năm 2016 không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng lên. Nợ xấu phải dùng ngân sách nhà nước thì mới có thể xử lý được, còn nếu không dùng cách này thì nợ xấu không thể giải quyết được.
Chính phủ có thể giao VAMC để mua nợ xấu của các ngân hàng theo tiêu chí sau: Thứ nhất là mua theo giá thị trường chứ không phải mua trên giá trị sổ sách; Thứ hai là trả bằng tiền mặt chứ không phải trả bằng trái phiếu đặc biệt; Thứ ba mua đứt bán đoạn.
Nếu như các ngân hàng đã bán cho VAMC thì đây thuộc tài sản quản lý và công ty này hoàn toàn có thể bán cho các cá nhân, tổ chức nào muốn mua thì nợ xấu mới xử lý hiệu quả được. Còn hiện nay, các cơ chế về xử lý nợ xấu đang vướng rất nhiều vấn đề. Trong khi nợ xấu đã bán cho VAMC nhưng các ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này, còn VAMC sẽ quản lý tài sản đảm bảo, thế nên dẫn đến sự chồng chéo khiến nợ xấu không thể giải quyết được như hiện nay.
Ngoài ra theo ông Hiếu, các ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hơn các món vay doanh nghiệp, cá nhân, cần định giá tài sản đảm bảo một cách chặt chẽ và đúng với quy định, không thể để cho một số cán bộ kinh doanh tự ý đẩy giá lên. Vấn đề này hiện nay vẫn là thiếu sót của một số ngân hàng nên mới để tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay.
Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, năm 2017 các ngân hàng vẫn phải đối mặt nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tăng và đây vẫn là một năm khó khăn với các ngân hàng.
Như vậy, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi nợ xấu vẫn là vấn đề khá nan giải, cần phải có phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn. Bởi trong năm qua, nhiều phương án xử lý nợ xấu đã được đề xuất như: dùng ngân sách, chuyển nợ xấu thành vốn góp, chứng khoán hóa nợ xấu… tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, “bài toán” này vẫn chưa có lời giải.
-
Lợi nhuận ngân hàng vẫn bị “ăn mòn” bởi nợ xấu
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2016 cao hơn năm trước, nguyên nhân chính được chỉ rõ là nợ xấu, trong khi việc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc.
Gia Miêu (Lao động)
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
19-21-23 Mạc Đĩnh Chi, Bến Nghé. Dt: 11x20. 2hầm + 7tầng. cóHĐ: 650tr/th. 260 Tỷ
260 tỷ - 200m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP
STUDIO LẦU 2- 30M2- BANCOL- VƯỜN HOA- CỬA SỔ- TÁCH BẾP- CHỈ 6,2 TR/TH
6,2 triệu - 30m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP
HIỆP BÌNH PHƯỚC - KẾ BÊN VẠN_PHÚC_CITY - 8x8m 3 TẦNG 3PN - SHR chỉ 4.65 tỷ tl
4 tỷ 650 triệu- 64m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
CĂN HỘ OPUS ONE VINHOMES QUẬN 9 - LIỀN KỀ VINCOM LỚN NHẤT MIỀN NAM
39 triệu - 85m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0986354***
VIP
Nhà chính chủ sổ hồng riêng, 1 trệt 1 lầu, 2PN 2WC, hẻm 4m, tặng nội thất
3 tỷ 450 triệu- 40m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0939241***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.