Loại vật liệu xây dựng mới có khả năng cách nhiệt, chống nóng hiệu quả
Loại vật liệu xây dựng mới này là một loại foam, được làm từ gỗ có thể phản chiếu ánh sáng mặt trời, hoạt động như vật liệu cách nhiệt và phát nhiệt hấp thụ trở lại bầu khí quyển.
Nó được làm từ các tinh thể nano xenlulo, được kết hợp với silan, sau đó được đông khô thành bọt nhẹ, màu trắng. Sản phẩm cuối cùng phản xạ 96% ánh sáng từ mặt trời và phát ra 92% bức xạ hồng ngoại mà nó hấp thụ.
Theo đó, để kiểm tra khả năng làm mát của vật liệu, các nhà nghiên cứu đã đặt nó lên một chiếc hộp được lót bên trong bằng lá nhôm và đặt nó dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa. Vật liệu này giữ cho bên trong hộp mát hơn 9,2°C so với không khí bên ngoài và ngay cả trong thời tiết ẩm ướt, nó vẫn giữ cho bên trong mát hơn 7,4°C.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, việc sử dụng vật liệu này có thể cắt giảm trung bình 35% nhu cầu năng lượng để làm mát.
Điều thú vị nhất là công suất làm mát của vật liệu này giảm nếu nó bị nén. Điều đó nghe có vẻ là một bất lợi, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng việc nén vật liệu này có thể là một cách hữu ích để tinh chỉnh khả năng làm mát theo điều kiện của thời tiết hoặc môi trường.
Vật liệu foam làm mát được kỳ vọng có thể mở đường cho các vật liệu cách nhiệt không chỉ thân thiện với môi trường mà còn cắt giảm chi phí năng lượng được sử dụng để làm mát.
-
Ấn Độ chế tạo ‘gạch từ vi khuẩn’ dùng để xây nhà trên sao Hỏa
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phát triển công thức chế tạo 'viên gạch vi khuẩn' để sử dụng xây nhà trên sao Hỏa.