“Sa Pa thứ 2” của vùng Tây Bắc
Nói đến du lịch Tây Bắc, địa danh đầu tiên được nhắc đến chính là Sa Pa, nơi thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Tuy nhiên, ngược dòng thời gian, khoảng 8 năm về trước, khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chưa thông xe, Sa Pa vẫn là một địa danh du lịch vắng vẻ. Giao thông cách trở, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp chưa được triển khai, dù tài nguyên du lịch, thắng cảnh rất nhiều. Khách du lịch chọn Sa Pa nhiều nhất giai đoạn này có lẽ là dân phượt, đi du lịch bụi.
Hình ảnh của Sa Pa thời điểm đó cũng không có nhiều khác biệt với Nghĩa Lộ hiện nay. Hiện thị xã này có trên 40 cơ sở lưu trú với 540 phòng nghỉ, 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch. Nghĩa Lộ chỉ có vài khu nghỉ dưỡng cao cấp mới bắt đầu hình thành như Dragonfly Pú Lo, Le Charm Tú Lệ Resort, Khu nghỉ dưỡng cao cấp suối nước nóng Bản Bon… Nhiều dự án lớn của các tập đoàn bất động sản hiện vẫn ở giai đoạn triển khai thi công và nghiên cứu tiền khả thi.
Nghĩa Lộ nằm ở trục kết nối các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của tỉnh Yên Bái: Trung tâm văn hóa Mường Lò, rừng chè cổ thụ Shan Tuyết Suối Giàng, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, rừng thông Trạm Tấu với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai.
Địa danh này được ưu ái sở hữu cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc vùng Tây Bắc, làm say lòng người, từ những rừng ban trắng rực rỡ, đến thung lũng Mường Lò vàng tươi mùa lúa chín. Bên cạnh đó, không thể không kể tới Mường Lò là cái nôi văn hóa cổ của Thái đen, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái đen xưa như sáu điệu xòe cổ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, hát Hạn Khuống, kiến trúc khau cút trong xây dựng nhà...
Nghĩa Lộ nằm ở trục kết nối các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của tỉnh Yên Bái
Sở hữu những nét đẹp thiên nhiên còn thuần khiết, hoang sơ, cùng văn hóa đặc trưng hấp dẫn, với những món ăn riêng độc đáo của vùng đất Mường Lò, Nghĩa Lộ từ lâu đã là điểm đến du lịch sinh thái và văn hóa quen thuộc của du khách khi đến với vùng Tây Bắc, là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.
Các đơn vị lữ hành thường ví von Sa Pa là “hoa hậu” của thì Nghĩa Lộ là “công chúa ngủ trong rừng” của vùng Tây Bắc. Với nhiều tiềm năng sẵn có, chỉ cần 1 “cú huých” về hạ tầng thì các tập đoàn lớn sẽ ồ ạt triển khai các dự án nghỉ dưỡng và chu kỳ phát triển thần tốc như Sa Pa sẽ lặp lại ở Nghĩa Lộ.
Đất Nghĩa Lộ tăng giá 2 - 3 lần chỉ sau 1 năm
Sự phát triển của hạ tầng, du lịch kéo theo giá đất tăng vọt là điều ai cũng dự đoán được. Tuy nhiên, cách đây 8 năm ít ai dám nghĩ giá đất Sa Pa có thể tăng giá hơn 20 lần. Cơ hội ở Sa Pa sẽ không lặp lại lần thứ 2 vì hạ tầng, du lịch đã phát triển ổn định, không còn yếu tố đột phá.
Với những nhà đầu tư đã thắng lớn hay tiếc nuối vì “mua hụt” ở Sa Pa, kinh nghiệm đón đầu vẫn là bài học giá trị khi đến những vùng đất mới. Anh Quang Nam, một nhà đầu tư Hà Nội cho biết, thời điểm cao tốc Hà Nội - Lào Cai thi công, anh đã dự báo sẽ có sự tăng giá đột biến khi dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thời điểm đó, anh chưa có nhiều tích lũy để đầu tư.
“Nhà đầu tư qua nhiều đợt sóng đã thông minh hơn, và họ đón đầu sớm hơn, để không lỡ mất cơ hội. Nghĩa Lộ có nhiều điểm tương đồng để tạo bước đột phá trong tương lai. Hiện giá đất trung tâm mới cũng chỉ tương đương Sa Pa của 8 năm về trước. Chỉ khoảng 1 tỷ là đã có thể đầu tư được.
Hiện Nghĩa Lộ cũng vừa được Quốc hội thông qua việc mở rộng địa giới để quy hoạch phát triển lên thành phố và đường kết nối lên cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch. Đây là những tiền đề chắc chắn cho sự phát triển trong tương lai không xa để thị xã lên thành phố loại III. Nếu chờ đến khi hạ tầng bắt đầu khởi công hoặc thông xe thì khó có cơ hội mua được giá như bây giờ”, anh Nam chia sẻ.
Thực tế, dù chưa đến giai đoạn tăng tốc về đầu tư hạ tầng và các khu du lịch nghỉ dưỡng, nhưng nhiều nhà đầu tư đã tìm về săn đất Nghĩa Lộ, sau khi có các động thái hậu thuẫn về quy hoạch và hạ tầng từ Quốc hội đến Chính Phủ, hồi đầu năm 2020. Theo đó, giá đất trung tâm mới của thị xã có nơi đã tăng gấp 2 - 3 lần chỉ sau 1 năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhu cầu mua đất tăng nhưng nguồn cung hiện vẫn hạn chế, do chính quyền địa phương siết chặt việc phân lô. Nguồn cung hiện tại chỉ nhỏ giọt từ những khu đất nhà nước triển khai hạ tầng và bán đấu giá. Việc bảo tồn và phát huy giá trị du lịch của cánh đồng Mường Lò sẽ hạn chế quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang đất ở. Do đó, các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư cần lưu ý tránh rủi ro khi được hứa hẹn mua đất nông nghiệp rồi chuyển mục đích sang đất ở.
-
Yên Bái mời đầu tư dự án nhà ở gần 400 tỉ đồng
CafeLand - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở (khu dân cư nông thôn) quỹ đất phía Tây cầu Mậu A (khu vực nút giao IC14, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai), xã An Thịnh, huyện Văn Yên.
-
Yên Bái quy hoạch toàn bộ diện tích một thị trấn làm điểm du lịch vệ tinh, phát triển văn hoá thương mại dịch vụ
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình đến năm 2040.
-
Duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái hơn 10.000ha
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2050.
-
Quy định mới nhất về hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại Yên Bái
Từ ngày 15/10/2024, các quy định về hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được thực hiện theo Quyết định 15/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh mới ban hành.