14/12/2012 11:08 AM
Trong bản đề xuất vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đưa ra những giải pháp khá “sốc” nhằm phá băng thị trường bất động sản.

VAFI kiến nghị Chính phủ bù lãi suất cho người mua nhà trong vòng 3 năm. Ảnh minh họa

Vay mua nhà lãi suất 7%/năm

Trong giải pháp đầu tiên, VAFI kiến nghị cho người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay với lãi suất ưu đãi là 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng từ 5%/năm - 3%/năm.

Như vậy, tổng vốn Nhà nước cấp bù lãi suất sẽ vào khoảng 8.000 tỷ trong 3 năm (2013, 2014, 2015). Với số tiền này, VAFI cho rằng sẽ thu hút số vốn đầu tư khoảng 120.000 tỷ đồng tương ứng với khoảng 120.000 căn hộ chung cư. Cơ chế cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình kích cầu sẽ tương tự như cơ chế kích cầu đầu tư năm 2008.

Để ràng buộc, VAFI đưa ra điều kiện việc đăng ký lãi suất ưu đãi chỉ có thời hạn trong năm đầu tiên.

VAFI lập luận, Nhà nước không phải thực chi ra khoảng 8.000 tỷ đồng này, do nguồn vốn cấp bù lãi suất chỉ là nguồn vốn mới tạm ứng ban đầu. Khi chương trình kích cầu được thực hiện thì sẽ giải phóng hàng tồn kho và giải phóng năng lực sản xuất của ngành bất động sản, vật liệu xây dựng, ngành dịch vụ tài chính và nhà nước sẽ thu được nhiều khoản thuế gia tăng từ chương trình kích cầu này, dĩ nhiên là những khoản thuế gia tăng sẽ lớn hơn nhiều so với số vốn mới ban đầu bỏ ra trước.

SCIC mua 15.000 căn hộ

Giải pháp thứ hai là xây dựng Qũy nhà tái định cư giá rẻ và chất lượng cho giai đoạn 2013 -2020. Lý do cho đề xuất này là bởi, giá bất động sản đã giảm khá mạnh từ 30% - 60%. Đó là cơ hội tuyệt với để chính quyền địa phương, nhất là các đô thị lớn xây dựng quỹ này.

VAFI cho rằng, các địa phương lớn cần có kế hoạch mua tổng cộng khoảng 25.000 căn hộ tương ứng với số tiền khoảng 25.000 tỷ đồng. Theo VAFI, các địa phương có thể đảm nhiệm mua đầu tư 10.000 căn hộ. Điều này phụ thuộc vào việc các địa phương lớn cần chịu khó, năng động sáng tạo, khai thác thêm nhiều nguồn bổ sung tài chính.

15.000 căn hộ còn lại có thể được mua dễ dàng bởi nguồn vốn sẵn có, ngay lập tức từ SCIC và Quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (hiện do SCIC quản lý). Theo VAFI, đây là khoản đầu tư tốt, đồng thời góp phần giải quyết đầu ra cho thị trường bất động sản và cho các ngành vật liệu xây dựng.

Để bù đắp nguồn vốn cho Quỹ sắp xếp doanh nghiệp, VAFI kiến nghị Chính phủ nên chỉ đạo các Bộ ngành và SCIC bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đã có sẵn các đối tác chiến lược sẵn sàng bỏ tiền mua ngay. “Chẳng hạn như việc bán bớt cổ phần nhà nước tại SABECO cho đối tác chiến lược nước ngoài thì cũng đủ nguồn vốn để mua 15.000 căn hộ (giá trung bình 1 tỷ đồng/ căn hộ)” – VAFI dẫn chứng.

Lập đội “cứu hỏa” cứu thị trường BĐS

Giải pháp này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương, bởi khẩn trương giải quyết công việc sẽ là một giải pháp vô cùng quan trọng để vực dậy thị trường bất động sản.

Chính vì thế, VAFI cho rằng cần hình thành các đội "cứu hỏa" từ Trung ương đến địa phương để nhanh chóng cứu thị trường bất động sản . Với các địa phương, nhất là các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh... cần nắm chắc tình hình từng dự án bất động sản, xác định tổng thể các dự án cần ưu tiên giải quyết ngay về các nhu cầu như chuyển đổi công năng, thay đổi thiết kế, thay đổi diện tích căn hộ, cấp sổ đỏ...

  • 2 kịch bản sinh tử cho bất động sản

    2 kịch bản sinh tử cho bất động sản

    Theo tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, khủng hoảng bất động sản có thể tránh cuộc bể dâu nếu ổn định vĩ mô 3-5 năm, lập lại trật tự hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất xuống dưới 10% và giá nhà đất giảm 30% nữa để giải tỏa hàng tồn.

  • Lấy nhà ở xã hội “bẩy” thị trường bất động sản

    Lấy nhà ở xã hội “bẩy” thị trường bất động sản

    CafeLand - Lấy nhà ở xã hội làm đòn bẩy, gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay là một trong những nội dung được đề cập đến trong buổi làm việc ngày 13/12 giữa Bộ Xây dựng với UBND Thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp nòng cốt về đầu tư xây dựng nhằm vực dậy thị trường nhạy cảm này.

Theo H.Thủy (PLVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.