06/10/2014 10:54 AM
CafeLand - Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, năm 2015, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam thay vì mức 50% như hiện nay. Điều này hứa hẹn thị trường mặt bằng bán lẻ sẽ khá sôi động và có nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Thị trường mặt bằng bán lẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ khá sôi động từ năm 2015

Trong 4 tháng đầu năm 2014, đã có nhiều tập đoàn lớn tiến vào thị trường Việt Nam. Trong đó đáng kể nhất là Aeon, một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản với trung tâm thương mại Celadon Tân Phú có tổng số vốn đầu tư là 13 tỷ Yên (tương đương 25 tỷ VND). Tập đoàn này cũng dự định mở tiếp 20 trung tâm mua sắm quy mô lớn tại Việt Nam từ nay đến năm 2020. Lottle Mart, Hàn Quốc cũng vừa khai trương trung tâm thứ 8 vào tháng 8 vừa qua. Các tập đoàn bán lẻ đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash and Carry, Bourton, Parkson cũng đang lên kế hoạch mở rộng hơn thị phần.

Theo khảo sát của tập đoàn tư vấn AT Kearney (Mỹ), Việt Nam hiện đang là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 3 trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định thị trường mặt bằng bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Một khi nhà đầu tư ngoại vào, cần cải thiện về chất lượng lẫn quy mô mặt bằng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước chắc chắn phải lao vào cuộc đua tìm mặt bằng cam go hơn.

Nhiều tập đoán bán lẻ lớn đang dự định tiến vào thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp trong nước áp lực từ trong ra ngoài

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Jonathan Hạnh Nguyễn, chia sẻ tại diễn đàn CEO Forum 2014: “Trong ngành bán lẻ, cạnh tranh về mặt bằng là khốc liệt nhất, điều đáng lo ngại là hiện nay chi phí này tại Việt Nam đang chiếm tỉ lệ ngất ngưỡng lên đến 30-38% trên tổng doanh thu bán lẻ, cao gấp 2-3 lần so với nhiều nước.” Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô trung bình tại Việt Nam không thể chi cao để thuê mặt bằng tốt và bị lép vế trước nhiều nhà đầu tư ngoại, bởi hầu hết họ có danh tiếng và tiềm lực tài chính mạnh. Giá thuê mặt bằng thông thường chiếm 10% trong tổng số doanh số bán hàng, tại một số thị trường lớn như Hong Kong, New York, chi phí thuê có thể chiếm tới 20%. Nếu vượt qua mức 20% này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Mặt khác, áp lực thanh khoản khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản hiện nay có xu hướng không muốn cho thuê mà muốn bán đứt tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Như vậy, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang chịu áp lực từ 2 phía trong cuộc đua tìm mặt bằng. Một chủ doanh nghiệp tâm sự: “Trước đây chúng tôi không phải bỏ ra vốn nhiều cho phần cứng, nhưng bây giờ phải ra vốn cho cả phần cứng lẫn phần mềm. Trong khi đó, các nhà bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính dồi dào hơn, khi cần vốn họ có thể huy động được nguồn vốn ở nước họ với lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất ở Việt Nam nhiều.”

Đong đếm để tìm mặt bằng phù hợp

Các nhà bán lẻ thâm nhập thị trường Việt Nam thường có xu hướng mở theo chuỗi cửa hàng chứ không theo một, hai cửa hàng nhỏ lẻ. Điều này đòi hỏi quá trình tìm kiếm mặt bằng phải khá kĩ lưỡng và có chọn lọc. Tuy nhiên, chất lượng dự án tại Việt Nam lại không đồng đều và chưa đáp ứng được nhu cầu của phần lớn nhà đầu tư.

Mặt khác, các nhà bán lẻ này cũng xem trọng yếu tố địa lí và khẩu vị người tiêu dùng để lựa chọn địa điểm kinh doanh. Hầu hết các ông lớn trong ngành công nghiệp ăn uống đổ bộ vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đều xem TP.HCM như miền đất hứa. MC Macdonald rầm rộ mở cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn vào tháng 2/2014, sau 6 tháng đã mở chi nhánh thứ 3 và dự định sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hãng này lại chưa có kế hoạch mở chi nhánh tại Hà Nội.

Hiện tại, có hơn 60% các cửa hàng mới mở trong quý 3/2014 là các cửa hàng thời trang, theo sau là các cửa hàng ăn uống với 28%. Thương hiệu bán lẻ mới gia nhập thị trường bao gồm: Mark and Spencer khai trương cửa hàng đầu tiên có diện tích 1.200 m2 tại Vincom B và Café Bene cũng mới khai trương cửa hàng trên mặt tiền đường Đồng Khởi, Quận 1. Về quy mô dự án, hầu hết các trung tâm mua sắm. ăn uống lớn của Việt Nam có quy mô khiêm tốn so với nhiều thị trường lân cận. Theo báo cáo mới đây (30/9) của CBRE, những dự án lớn trọng điểm của TP.HCM trong vòng 2 năm tới chỉ bằng 50% của Manila, Singapore và thấp hơn 12%-15% so với Tokyo và Bangkok.

Các cửa hàng mới mở cửa theo ngành quý 3/2014 tại TP..HCM (CBRE)

Khi thị trường chính thức mở cửa như cam kết với WTO, các nhà bán lẻ trong nước sẽ phải đổi mới thói quen kinh doanh để tiếp tục phát triển hoặc là bị lép vế trước những nhà bán lẻ tầm cỡ thế giới. Bài toán mặt bằng bán lẻ sẽ cần lời giải từ 2 phía là chính sách quy hoạch và sự năng động đón đầu thay đổi từ phía doanh nghiệp.

Đỗ Hương
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.