Điều đáng nói là sự việc này đã được đơn được giao đất liên tục có đơn kêu cứu nhưng bất thành, khiến hàng chục căn biệt thự đã ngang nhiên mọc lên trái phép trên đất dự án.
Làng biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Voi, tại tiểu khu 268, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, trong số hơn 355 ha đất lâm nghiệp tại tiểu khu 268, thuộc địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đã giao cho Công ty CP Du lịch sinh thái Phương Nam triển khai dự án, thì có hơn 10% diện tích đã bị các hộ dân lấn chiếm, sang nhượng trái phép và xây dựng hẳn thành một ngôi làng.
Ông Nguyễn Đức Phúc, Giám đốc Công ty CP Du lịch sinh thái Phương Nam, cho biết, việc chiếm đất, sang nhượng và dựng nhà trái phép đã được đơn vị phát hiện từ sớm, đồng thời nhiều lần có đơn trình báo gửi chính quyền đề nghị ngăn chặn, xử lý nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.
Đây là khu vực đất rừng đã được giao cho Công ty CP Du lịch sinh thái Phương Nam triển khai dự án.
Hậu quả là một ngôi làng trái phép được mọc lên trên đất rừng, có hạ tầng cơ sở giao thông, lưới điện thắp sáng và hơn 50 căn nhà được xây dựng khang trang trên đất đã cấp cho doanh nghiệp, như thách thức dư luận.
“Chúng tôi kêu cứu nhiều nơi, trong đó có huyện, có tỉnh, có xã nhưng rồi tỉnh giao cho huyện, huyện giao cho xã xử lý vài lần rồi nhưng vẫn không thực hiện xử lý được. Từ đó, tôi tiếp tục làm nhiều đơn kêu cứu khẩn cấp nhưng vụ việc cứ mãi kéo dài. Theo chúng tôi biết thì ngay cả cán bộ cũng có mua đất trong này, nhưng họ ở đâu, cụ thể là ai thì tôi không biết được. Và do đó bây giờ nó trở thành một ngôi làng ở đây là một vấn đề đã quá sức tưởng tượng của doanh nghiệp”, ông Phúc nói.
Dưới sức ép và bức xúc của dư luận, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý.
Trước bức xúc của dư luận, nhiều báo chí đồng loạt lên tiếng, ngày 28/10/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị liên quan và UBND huyện Đức Trọng khẩn trương kiểm tra và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm tại làng biệt thự xây dựng trái phép này. Tuy nhiên, do các đối tượng thực hiện “vườn không nhà trống”, cơ quan chức năng không xác định được người vi phạm nên việc xử lý kéo dài.
Cơ quan chức năng đang tiến hành cưỡng chế một trong các công trình xây dựng trái phép trong khu vực.
Ngày 10/12/2020, sau khi xác định được chủ thể của 3 trong tổng số hơn 50 công trình vi phạm, UBND huyện Đức Trọng đã tiến hành cưỡng chế, giải tỏa.
Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, những công trình xây dựng trái phép còn lại sẽ được huyện tiếp tục ra quyết định cưỡng chế trong thời gian tới dù có xác định được chủ thể vi phạm hay không.
“Trong thời gian tới tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện việc giải tỏa. Vận động, thuyết phục các hộ vi phạm tự tháo dỡ, nếu họ không thực hiện tự tháo dỡ thì chúng tôi sẽ triển khai việc cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật”, ông Lê Nguyên Hoàng khẳng định.
-
Lâm Đồng: Xây nhà phố, biệt thự trái phép trong bến xe
Được giao đất để xây dựng bến xe loại 3, nhưng chủ đầu tư Bến xe Di Linh (H.Di Linh, Lâm Đồng) tùy tiện xây nhà phố, biệt thự trái phép.
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...