CafeLand - Theo ước tính, lãi suất cho vay bình quân chung trong hệ thống tín dụng từ ngày 2/8 còn khoảng 13,9%/năm.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Điều này làm cho nợ xấu tăng, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, ngừng hoạt động và thậm chí phá sản. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lãi suất cho vay quá cao.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạ lãi suất. Theo ghi nhận, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã giảm từ kể từ quý 2.

Kết quả tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất trên 15%/năm đã giảm nhanh qua các thời điểm trong 20 ngày qua.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng có mức lãi suất trên 15%/năm (%)

*

Ghi chú: (1) Số liệu của 35 tổ chức tín dụng, chiếm 70% tổng dư nợ tín dụng; (2) Số liệu của 69 tổ chức tín dụng (gồm gần 32 ngân hàng, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), chiếm 90% tổng dư nợ tín dụng.

Ngoài ra, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm trong tổng dư nợ tín dụng đến ngày 27/7 đã giảm 50% và đến ngày 2/8 đã giảm gần 2/3 so với trước ngày 15/7.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo các mức lãi suất (%)

Với mức lãi suất và tỷ trọng dư nợ tín dụng của từng loại như trên, theo tính toán sơ bộ, lãi suất bình quân chung trong hệ thống tín dụng từ ngày 2/8 còn khoảng 13,9%/năm.

Trong thời gian tới, tỷ trọng dư nợ tín dụng có lãi suất trên 15%/năm kỳ vọng sẽ còn giảm mạnh xuống nữa cùng với tỷ trọng dư nợ tín dụng có lãi suất từ 13%/năm trở xuống sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và lãi suất cho vay bình quân chỉ còn khoảng 10%/năm như năm 2009.

Thanh Trúc (Theo Chính phủ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.