Lãi suất cao sẽ không vay
Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết mã HSG vẫn còn sống khỏe và kiếm tiền dài dài cho cổ đông
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cho biết, năm 2022, Công ty đã đảm bảo sản lượng tiêu thụ, đảm bảo dòng tiền, ổn định dòng tiền kinh doanh tốt nhất. Kết thúc niên độ tài chính 2021-2022, tình hình kinh doanh giữ vững ổn định, toàn bộ nợ trung dài hạn được tất toán, dòng tiền dương…
Với khó khăn dự kiến kéo dài trong năm 2023, thậm chí hết năm 2024, Hoa Sen cho biết sẽ tập trung vào củng cố sâu sát, phát huy lợi thế cạnh tranh nhằm tăng cường sản xuất; mở rộng hệ thống Hoa Sen Home; tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo đúng lộ trình…
Trong bối cảnh xuất khẩu thép vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, cùng thử thách từ chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ giá tăng... Hoa Sen lên 2 kịch bản kinh doanh như sau:
Thứ nhất, kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn.
Thứ hai, doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm 1,5 triệu tấn.
Ông Lê Phước Vũ cho biết, lãi ngân hàng 6,5% thì Hoa Sen sẽ không vay, xuống 6,2% mới vay
Nhận định về xuất khẩu thời gian tới, Chủ tịch Hoa Sen cho rằng lãi suất tăng mạnh, ở các nước phát triển người ta vay tiêu dùng rất mạnh. Vậy lãi tăng, mọi người giảm tiêu thì sẽ ảnh hưởng. Chưa kể Trung Quốc cũng chỉ đặt tăng trưởng 5% thôi.
Lợi nhuận tháng 3-5 vẫn còn tốt, có thể bù cho lỗ 4 tháng đầu niên độ. “Năm nay có lãi là thành công rồi” - ông Vũ nhận định.
Tại Đại hội, ông Lê Phước Vũ cho biết, lãi ngân hàng 6,5% thì Hoa Sen sẽ không vay, xuống 6,2% mới vay.
“Nói cho các anh ngân hàng ở đây biết, xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại, lãi suất sẽ phải giảm tiếp”.
Trước lo ngại của cổ đông về việc lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng tới dư nợ vay của Hoa Sen. Ông Lê Phước Vũ tiếp tục chia sẻ tình hình tài chính lành mạnh, dư nợ hiện tại khoảng 3.200 tỷ đồng, tương ứng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu khoảng 0,3 đến 0,4, thấp hơn nhiều trung bình thị trường ở giai đoạn bình thường là 2 đến 3 lần.
Trong đó, về cơ cấu nợ, nợ trung và dài hạn của Hoa Sen đã về 0. Ngoài ra, hiện tại 10 nhà máy trong cả nước của Hoa Sen là không sử dụng nợ vay, toàn bộ vốn đầu tư còn lại là vốn chủ sở hữu.
Thêm nữa, hiện Hoa Sen không phải đầu tư mới, chủ yếu là chi phí đại tu, bảo dưỡng …, những chi phí này nằm trong giá thành sản phẩm và không đáng kể. Trong đó, 4 năm nữa khấu hao bằng 0 ở tất cả nhà máy. Hoa Sen vẫn kiếm tiền 20-30 năm nữa, với lợi thế tạo ra từ thương hiệu, mã HSG vẫn còn sống khỏe và kiếm tiền dài dài cho cổ đông.
Lên kế niêm yết thêm hai công ty lên sàn
Định hướng năm nay, Hoa Sen sẽ tập trung vào thị trường nội địa, song song tiếp tục phát triển Hoa Sen Home - hệ thống siêu thị chuyên phân phối vật liệu xây dựng và nội thất. Hệ thống này được Chủ tịch Lê Phước Vũ tuyên bố là nỗ lực cuối cùng của ông Vũ dành cho cổ đông trước khi rời khỏi Hoa Sen.
Một thông tin đáng chú ý khác, Hoa Sen cũng dự kiến IPO mảng nhựa vào năm 2024-2026.
Trở lại với chiến lược tái cơ cấu, Hoa Sen bây giờ đang tiềm ẩn 3 mã, không lâu nữa sẽ có thêm Hoa Sen Home và mảng nhựa.
Ông Vũ nhấn mạnh: “Hiện tại, giá thị trường cổ phiếu HSG chưa phản ảnh hết nội tại của Hoa Sen. Trong đó, Công ty sở hữu nhựa Hoa Sen và Hoa Sen Home, tất cả đều đang ẩn trong Hoa Sen”.
Tại thời điểm đầu năm 2023, Hoa Sen đang sở hữu 112 cửa hàng Hoa Sen Home. Trong đó, doanh số trung bình 3 tỷ đồng/tháng/cửa hàng đối với mô hình cửa hàng nhỏ, 7 đến 10 tỷ đồng/tháng/cửa hàng đối với mô hình cửa hàng lớn.
Đối với mảng kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng và nội thất, Hoa Sen tiếp tục mở rộng, củng cố hiệu quả kinh doanh của hệ thống Hoa Sen Home. Đồng thời, nghiên cứu, chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cần thiết để thành lập CTCP Phân phối VLXD – Nội thất Hoa Sen (CTCP Hoa Sen Home) và tổ chức chuyển giao mảng phân phối vật liệu xây dựng cho CTCP Hoa Sen Home vào một thời điểm phù hợp, dự kiến năm 2024-2026.
Đối với mảng nhựa, hiện tại thị phần của Hoa Sen đang là thứ 3, sau Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong. Trong năm 2023, công ty dự kiến sẽ có lãi khoảng 100 tỷ đồng.
Đối với mảng sản xuất kinh doanh nhựa, Hoa Sen tiếp tục củng cố hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP Nhựa Hoa Sen, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc IPO vào một thời gian phù hợp, dự kiến thời gian sẽ là từ năm 2023 đến năm 2026 nếu tình hình kinh tế thuận lợi.
Chủ tịch Hoa Sen nhấn mạnh thêm, việc tách Công ty nhựa ra độc lập là để đuổi kịp hai anh lớn. Sau này, hệ thống Hoa Sen Home vẫn mua nhựa, nhưng kinh doanh độc lập do Hoa Sen sở hữu dưới 50%. Hoa Sen Home cũng sẽ giống Công ty Nhựa, sẽ tách ra và khi đó số cửa hàng là 200-300 cửa hàng. Lúc đó, Hoa Sen Home sẽ phải mua lại độc lập hàng từ Hoa Sen.
-
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ trấn an cổ đông, HSG sẽ không bị cắt margin
Chủ tịch Lê Phước Vũ nhận định thời điểm khó khăn nhất của đã qua, Hoa Sen đã bắt đầu có lãi từ tháng 2/2023 nên cổ phiếu HSG sẽ không bị cắt margin.
-
Ông chủ Hoa Sen Lê Phước Vũ tiếp tục đổ tiền vào bất động sản
Chiếm thị phần lớn với tôn mạ và ống thép dường như chưa đủ, Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đang đổ tiền để quay lại giấc mơ bất động sản dang dở vài năm trước.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.