Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), quay lại giao dịch sau ngày nghỉ Tết, các mặt hàng kim loại phân hóa rõ nét. Cụ thể, trong nhóm kim loại quý, giá bạc và bạch kim tăng ấn tượng lên mức 29,9 USD/ounce và 922,4 USD/ounce.
Đối với các mặt hàng kim loại cơ bản, giá đồng COMEX gần như đi ngang so với mức tham chiếu sau khi trải qua một phiên giao dịch tương đối giằng co. Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt tăng khoảng 0,4% lên gần 101 USD/tấn khi thị trường phản ứng tích cực với dữ liệu kinh tế của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, lực mua quặng sắt cũng được kích hoạt sau khi giới chuyên gia đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng tiêu thụ.
Các nhà xuất khẩu và nhà phân tích cho biết, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu khoảng 70% quặng sắt toàn cầu, có thể sẽ đạt mức cao mới vào năm 2025 khi các thương nhân dự trữ quặng giá rẻ, bất chấp cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài tiếp tục đè nặng lên nhu cầu thép tại nước này.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục năm 2025
Theo kết quả khảo sát của Reuters, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép quan trọng của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức cao mới vào năm 2025, bất chấp khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu thép.
Dự báo cho thấy, lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép có thể tăng từ 10 triệu đến 40 triệu tấn, đạt mức tối đa 1,27 tỷ tấn trong năm 2025, cao hơn con số kỷ lục dự kiến vào năm 2024. Dữ liệu trước đó đã cho thấy nước này đã nhập khẩu 1,12 tỷ tấn quặng sắt trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc nhập khẩu tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn cung gia tăng từ các nhà sản xuất lớn như Australia và Brazil. Các công ty khai thác đang đẩy mạnh bán quặng trước khi dự án quặng sắt Simandou khổng lồ bắt đầu sản xuất vào cuối năm nay, dự kiến sẽ làm tăng nguồn cung đáng kể.
Giá quặng sắt được dự báo sẽ giảm xuống khoảng 75-120 USD/tấn vào năm 2025, so với mức 88-144 USD/tấn trong năm 2024. Ông Myles Allsop, trưởng bộ phận khai thác khu vực EMEA của UBS, cho biết giá trung bình dự kiến duy trì quanh mức 95-100 USD/tấn vào năm 2025.
Nhu cầu yếu của ngành thép sẽ làm gia tăng tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc lên đến 170 triệu tấn vào năm 2025, theo các nhà phân tích. Hiện tại, tồn kho đã tăng 28,3% so với cùng kỳ, đạt 146,85 triệu tấn tính đến ngày 27/12/2024.
Một số yếu tố có thể hạn chế lượng nhập khẩu quặng sắt trong năm 2025, bao gồm khả năng giảm giá của đồng nhân dân tệ và nỗ lực gia tăng sản lượng thép từ lò hồ quang điện - vốn sử dụng phế liệu thép thay vì quặng sắt - lên 15% vào năm 2025.
Theo Viện Quy hoạch và Nghiên cứu Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MPI), nhu cầu thép được dự báo giảm 1,5% trong năm 2025 sau khi giảm 4,4% vào năm 2024.
Bắc Kinh đã công bố hàng loạt gói kích thích để hồi sinh nền kinh tế và có thể triển khai thêm các biện pháp đối phó với tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu từ các ngành tiêu thụ thép như ô tô và thiết bị gia dụng được dự báo không đủ để bù đắp sự suy giảm từ lĩnh vực bất động sản.
-
Quốc gia đông dân nhất thế giới khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép Việt Nam
Một số sản phẩm thép Việt Nam bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ có khối lượng gia tăng nhanh, mạnh và đột biến gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa tại nước này.
-
Vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc có diễn biến mới, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....