12/07/2020 3:54 PM
CafeLand - Năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một chính sách hứa hẹn những cải cách thực sự đối với một nền kinh tế đầy nợ nần và bị bóp méo bởi ảnh hưởng của khu vực doanh nghiệp nhà nước (SOE).

Song, thay vì thực hiện chương trình nghị sự đó, Trung Quốc đã chọn cách tránh những rủi ro khi theo đuổi nền kinh tế thị trường.

Từ năm 2017, Tổng quan Trung Quốc (China Dashboard), một dự án chung của Viện Chính sách xã hội châu Á và Tập đoàn Rhodium, đã theo dõi các chính sách kinh tế của Trung Quốc. Dự án đã phân tích dữ liệu khách quan trên 10 lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế của đất nước này. Kết quả cho thấy các cải cách của Trung Quốc đã không còn tồn tại trong ba năm qua.

Việc chính phủ Trung Quốc không thực hiện được lời hứa về một nền kinh tế cởi mở hơn đã làm giảm uy tín của họ, và thúc đẩy sự phản ứng dữ dội toàn cầu mà quốc gia này đang gặp phải.

Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, việc thiếu cải cách đã làm suy giảm hiệu quả kinh tế của Trung Quốc, khiến nước này liên tục phụ thuộc quá nhiều vào nợ nần, đẩy khu vực tư nhân trong nước vào tình trạng chán nản.

Hiện nay, Trung Quốc đang đứng giữa ngã ba đường. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụt giảm 6,8%. Kết quả này được báo cáo trong ba tháng đầu năm nay, trong đó sự co lại của tăng trưởng hàng quý lần đầu tiên được ghi nhận. Lần đầu tiên sau hơn 25 năm, Trung Quốc không công bố mục tiêu tăng trưởng.

Hơn nữa, vì nợ đang là vấn đề lớn hơn đối với Trung Quốc so với năm 2013, chính phủ không có lựa chọn theo đuổi kích thích nền kinh tế trên quy mô lớn mà nước này đã làm trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Nợ chồng chất làm tăng thêm rủi ro hiện tại cho nền kinh tế, bao gồm bong bóng thị trường bất động sản và ngành ngân hàng cho vay quá mức. Sau khi tăng gấp bốn lần danh mục cho vay trong thập kỷ qua, Trung Quốc đang ngồi trên núi nợ.

Đối mặt với những hạn chế này, chính phủ Trung Quốc đã đưa cải cách trở lại chương trình nghị sự. Vào ngày 9-4, nước này đã ban hành một kế hoạch để cải thiện "phân bổ các yếu tố sản xuất dựa trên thị trường". Và tiếp theo đó, ngày 18-5, là tuyên bố nâng chính sách "việc làm trước tiên" lên mức chính sách tài khóa và tiền tệ truyền thống.

Chương trình cải cách mới thừa nhận tầm quan trọng của cạnh tranh và đề xuất các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các công ty tư nhân, sở hữu trí tuệ và bí mật kinh doanh. Chính phủ cũng đã tuyên bố về việc tăng cường cơ chế giá cả thị trường, chính thức hóa quyền tài sản và hạn chế can thiệp hành chính trong các hoạt động thị trường.

Nhưng thế giới có thể tin Trung Quốc lần này? Chính phủ nước này vẫn chưa giải thích lý do tại sao kế hoạch cải cách năm 2013 không được thực hiện và các cam kết cải cách mới vẫn còn thiếu chi tiết.

Trong khi đó, sau khi bị lung lay bởi những sai lầm ban đầu của chính phủ trong việc để Covid-19 lây lan, các công ty nước ngoài đang ngày càng hoảng hốt trước căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng, và đang tìm cách đa dạng hóa đầu tư của họ tại các quốc gia khác. Đồng thời, các công ty tư nhân Trung Quốc đang kìm hãm chi phí vốn (khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ) hơn nữa. Nếu những thay đổi kinh doanh này tiếp tục, khả năng phục hồi sau khủng hoảng của Trung Quốc sẽ bị cản trở.

Hơn nữa, việc Trung Quốc thông qua luật an ninh mới đối với Hong Kong đã làm trầm trọng thêm các thách thức kinh tế của nước này. Rõ ràng, chính phủ sẵn sàng chấp nhận chi phí kinh tế cao lẫn sự phẫn nộ của nước ngoài trong việc theo đuổi một Hong Kong tuân thủ hơn.

Nhưng nếu Hong Kong lại rơi vào bạo lực một lần nữa và nếu Trung Quốc đáp trả bằng các hình thức đàn áp cực đoan theo luật mới, các công ty quốc tế sẽ có ít động lực để ở lại, càng phủ bóng đen lên nền kinh tế Trung Quốc.

Những tháng tới sẽ rất quan trọng. Nếu Trung Quốc muốn chứng minh rằng ý định cải cách của họ là nghiêm túc thời gian này, họ có thể tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước có thể bãi bỏ các yêu cầu liên doanh nới lỏng các giới hạn vốn chủ sở hữu nước ngoài, từ đó mở ra một loạt các ngành công nghiệp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trên thực tế, Liên minh châu Âu đã thúc ép Trung Quốc về một số thay đổi trong các cuộc đàm phán đang diễn ra để có một thỏa thuận đầu tư song phương toàn diện. Thế giới đang chờ trong nửa cuối năm liệu Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận rủi ro của cải cách chân chính hay không.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có bước ngoặt tự do đối với nền kinh tế, thật khó để thấy làm thế nào nó có thể đảo ngược "sự mệt mỏi hứa hẹn" đã đặt ra giữa các đối tác kinh tế quốc tế của đất nước.

Các quan chức ở nhiều nền kinh tế thị trường cho rằng Trung Quốc làm nhiều hơn để điều chỉnh theo các chuẩn mực thị trường quốc tế, thay vì mong đợi những người khác điều chỉnh theo hệ thống kinh tế của mình.

Những cải cách kinh tế đáng kể ở Trung Quốc sẽ là chìa khóa để san bằng sân chơi toàn cầu và ngăn không cho nhiều người chơi nước ngoài đóng gói và rời đi.

Covid-19 là phép thử kinh tế lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều thập kỷ. Lớp lót bạc cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc là cuộc khủng hoảng tạo cho họ cơ hội định hướng lại nền kinh tế để tăng trưởng lâu dài bền vững thông qua thị trường hóa.

Đỗ Hương (The Bangkok Post)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.