Áp lực bủa vây
Tại các nhà máy ở Việt Nam và Malaysia, trong các tiệm cắt tóc ở Manila hay các tòa tháp văn phòng của Singapore, các nhà quản lý đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại, tìm cách cân bằng giữa việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và khôi phục kinh tế. Điều này dẫn đến một loạt các thử nghiệm như để quân đội tham gia vào hệ thống cung ứng “đi chợ hộ” và giao đồ ăn đến tận tay người dân, thực hiện “ba tại chỗ” tại các nhà máy, phong tỏa cục bộ tại các khu vực có nguy cơ cao, và cho phép những người đã tiêm chủng được bước vào các văn phòng và nhà hàng.
Singapore, một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới
Châu Âu và Hoa Kỳ đã bắt đầu mở cửa trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Còn Đông Nam Á, nơi thiếu nguồn cung vắc-xin, đang trở thành một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do biến thể Delta. Tuy nhiên, nền kinh tế bị thiệt hại nặng bởi các đợt dịch trước đó cùng chính sách tiền tệ suy yếu đang khiến các quốc gia tại đây khó có thể tiếp tục các biện pháp phong tỏa.
Chẳng hạn, Philippines đang tìm cách áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển mang tính cục bộ hơn, ví dụ theo từng con phố hoặc căn nhà. Việt Nam cũng đang thử nghiệm chiến lược này. Hà Nội đã thiết lập các chốt kiểm soát phòng chống dịch căn cứ theo mức độ nguy cơ tại từng khu vực dân cư.
Một khu vực phòng chống dịch tại Việt Nam
“Rất khó cân bằng giữa chống dịch và kinh tế”, Krystal Tan, nhà kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group Ltd. cho biết.
Ngay cả Singapore cũng đang phải vật lộn với sự gia tăng đột biến số ca nhiễm mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới. Với các quốc gia khác, việc mở cửa trở lại còn khó khăn hơn do tỷ lệ phủ vắc-xin quá thấp.
Tại Malaysia, chỉ những người có chứng nhận đã tiêm chủng mới có thể vào các trung tâm mua sắm và đền thờ ở Jakarta, hoặc các rạp chiếu phim trên cả nước. Các nhà hàng ở Singapore chỉ nhận khách đã tiêm chủng đầy đủ. Tại Manila, Philippines, các quan chức đang xem xét triển khai chính sách "bong bóng vắc-xin" tại nơi làm việc và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Việc các nhà máy ở Đông Nam Á ngừng hoạt động đã gây ra nhiều trục trặc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà sản xuất ô tô, bao gồm Toyota Motor Corp., đã buộc phải cắt giảm sản xuất. Trong khi đó, hãng bán lẻ quần áo Abercrombie & Fitch Co. cảnh báo rằng tình hình đang “vượt quá tầm kiểm soát”.
Tỷ lệ tử vong hàng ngày ở nhiều quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua mức trung bình toàn cầu. Họ đang đứng ở những vị trí cuối cùng trong Bảng xếp hạng khả năng phục hồi của Bloomberg.
Các quan chức ngày càng lo lắng về nền kinh tế nếu các hạn chế kéo dài quá lâu và việc tiêm chủng còn chậm chạp. Malaysia đã cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng trong năm 2021 xuống còn 3-4% khi số ca hàng ngày cao kỷ lục. Hiện tại Malaysia còn đang chịu nhiều chỉ trích khi phân phối vắc-xin nhiều hơn cho các bang trọng yếu về kinh tế so với các khu vực nghèo hơn.
Trong khi đó, kỳ vọng phục hồi du lịch của Thái Lan đang dần biến mất.
Nghĩa trang tại Selangor, Malaysia, nơi chôn cất nhiều bệnh nhân Covid-19
Giấc mơ mở cửa xa vời
Ngay cả khi có dự báo tăng trưởng ấn tượng là 6% và 7% trong năm nay, Việt Nam và Singapore vẫn đang chịu áp lực phải giải quyết sự gián đoạn của chuỗi cung ứng nếu không muốn các nhà đầu tư bỏ đi.
Theo chuyên gia kinh tế Wellian Wiranto của Oversea-Chinese Banking Corp, các quốc gia Đông Nam Á đang bị kiệt sức bởi chi phí cho các đợt phong tỏa liên tiếp và sự kiệt quệ ngày càng tăng của người dân khi cuộc khủng hoảng kéo dài quá lâu.
Wiranto nói: “Việc mở cửa lại biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và du lịch qua các nước ASEAN sẽ vẫn là một giấc mơ xa vời”, Wiranto nói.
Việt Nam là quốc gia đóng góp nhiều nhất trong khu vực vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng các đợt giãn cách nghiêm ngặt đang khiến chi phí sản xuất và xuất khẩu tại đây tăng cao trong bối cảnh số ca nhiễm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong tháng 9 này, Bộ Công thương Việt Nam cảnh báo rằng họ có nguy cơ mất các khách hàng ở nước ngoài vì những hạn chế cứng rắn khiến các nhà máy phải đóng cửa. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam ước tính rằng 18% thành viên của họ đã chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các nước khác để đảm bảo chuỗi cung ứng. Tỷ lệ này có thể còn tiếp tục gia tăng.
Thay đổi để thích nghi
Sự kiên nhẫn của người dân trong khu vực đang giảm dần, đặc biệt là khi họ đã chiến đấu với vi-rút lâu dài hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới. Ở Malaysia, sự giận dữ của người dân đã khiến chính phủ phải thay đổi chính sách chống dịch, khi các đợt phong tỏa kéo dài khiến tình trạng mất việc làm tăng lên nhưng các ca bệnh không giảm đi.
Biểu tình tại Bangkok, Thái Lan
Các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ Thái Lan trước khi Covid bùng phát đã trở thành các cuộc biểu tình liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, giải pháp cho những người lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam đang là vấn đề đau đầu buộc chính phủ phải mở cửa lại.
Ở Singapore và Philippines, các doanh nghiệp phàn nàn ngày càng nhiều về những khó khăn trong việc lập kế hoạch dài hạn khi các chính sách của chính phủ thiếu sự chắc chắn và ổn định.
Những nguyên nhân trên khiến các quốc gia Đông Nam Á buộc phải thay đổi. Những nước như Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang học theo chiến lược của Singapore để “sống chung với vi-rút”.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đang tập trung vào các bước đi dài hạn. Các bộ trưởng đang cố gắng củng cố những quy định lâu dài như đeo khẩu trang thay vì các biện pháp tức thời như hạn chế di chuyển. Họ cũng đang đưa ra lộ trình cho các khu vực cụ thể như văn phòng và trường học để thiết lập các quy định dài hạn.
Trong khi đó, việc thống kê số ca bệnh mới hàng ngày giờ không còn quá quan trọng với các nước Đông Nam Á, nhất là với Singapore và Malaysia, những nước đã tiêm đủ 2 mũi cho 80% và 50% dân số.
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Người châu Âu vẫn khó mua nhà
Được tăng lương năm nay nhưng khả năng mua nhà của người châu Âu vẫn khó cải thiện khi giá bất động sản tăng và lãi vay còn cao.