21/01/2014 11:41 AM
Số liệu thống kê của Ủy ban Người Việt ở nước ngoài cho thấy, trong khoảng 3 năm gần đây lượng kiều hối liên tục tăng. Năm 2011 là 9 tỷ USD, năm 2012 là 10 tỷ USD và năm 2013 dự kiến là 11-12 tỷ USD.

Đây thực sự là thành quả từ tổng hòa của nhiều chính sách khuyến khích và thu hút kiều hối.

Agribank: Kiều hối tăng 8%

Hiện, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union đã lên đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để đón dòng tiền của Việt kiều và người lao động xuất khẩu, hầu hết các ngân hàng đều triển khai các chương trình, dịch vụ ưu đãi nhằm thu hút tối đa nguồn kiều hối. Chẳng hạn, Ngân hàng Agribank triển khai Chương trình khuyến mại mùa kiều hối Agribank 2014 “Lộc xuân tràn đầy - Tết vui sum vầy”. Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với nhiều giải thưởng giá trị như tủ lạnh Sharp SJ- P625G, tivi LCD Sony… Mặc dù không đưa ra con số nhưng lãnh đạo Ngân hàng Agribank cho biết, cùng với sự tăng trưởng của kiều hối về Việt Nam và thế mạnh của mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, Agribank chiếm khoảng 12% thị phần chuyển tiền kiều hối về Việt Nam, tăng xấp xỉ 8% so với năm 2012.

Agribank chiếm khoảng 12% thị phần chuyển tiền kiều hối về Việt Nam.

Agribank chiếm khoảng 12% thị phần chuyển tiền kiều hối về Việt Nam.

Để đạt được kết quả như vậy, ngoài kênh chuyển tiền truyền thống như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đã trở nên thân thuộc với người nhận tiền tại Việt Nam, Agribank còn mở rộng việc hợp tác với các ngân hàng tại các nước có đông đảo người Việt Nam sinh sống và làm việc.

Ngoài việc chú trọng mở rộng các kênh chuyển tiền, cải tiến công nghệ, Agribank còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà tri ân khách hàng vào những dịp đặc biệt như Quốc khánh 2.9, Tết Nguyên đán… Riêng đối với công nhân xuất khẩu lao động, Agribank đã dành một nguồn quỹ tài trợ để thiết kế các cẩm nang hướng dẫn cũng như mở các lớp đào tạo nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết trước khi đi nước ngoài...

Chính sách mở để thu hút kiều hối

TS Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, nhưng lượng kiều hối vẫn đạt được mức khả quan. Đặc biệt, lượng kiều hối không chỉ từ kiều bào, người lao động ở nước ngoài chuyển về cho người thân như trước kia nữa mà còn có cả tiền chuyển về với mục đích đầu tư. Bởi Chính phủ đang tiếp tục đưa ra các chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút đầu tư, nhất là việc cho phép Việt kiều sở hữu nhà đất trong nước.

Nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng góp phần giúp lượng kiều hối đạt được mức tăng trưởng ổn định còn là do chính sách khuyến khích kiều bào về nước đầu tư của Nhà nước, cùng với hàng loạt chính sách thuận lợi, thông thoáng khác như: Cho phép người nhận kiều hối trực tiếp bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải chuyển đổi ngay ra nội tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng. Việc chênh lệch lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam so với nước ngoài cũng như việc chênh lệch lãi suất giữa ngoại tệ và VND ở Việt Nam cũng là nhân tố thu hút nguồn ngoại tệ đổ về Việt Nam.

Chính vì vậy, từ lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2012, khách hàng nhận được tiền bán lại và gửi ngân hàng rất nhiều. Kết quả này được thể hiện ở các ngân hàng như Agribank, Vietcombank... Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng ở một số ngân hàng khác, con số này cũng tăng đáng kể.

ại thị trường Đài Loan, Agribank hợp tác với Ngân hàng BNY Taipei; tại thị trường Hàn Quốc, hợp tác với Kookminbank; tại thị trường Malaysia, hợp tác với Maybank và tại thị trường Nga, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác chuyển tiền kiều hối với Ngân hàng Russlavbank.
Phượng Vũ (Dân Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.