HoREA mong muốn Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức giá của khung giá đất giai đoạn 2014-2019.
Trong văn bản, HoRea đề nghị Chính phủ sớm ban hành “Khung giá đất giai đoạn 2020-2024”, để các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành Khung giá đất thực hiện trong 05 năm (2014-2019). Căn cứ Khung giá đất, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ban hành bảng giá đất. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Bảng giá đất của các địa phương hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Nếu không có khung giá đất mới thì các địa phương không có căn cứ để ban hành bảng giá đất mới và công tác thu ngân sách Nhà nước từ đất sẽ gặp trở ngại vì thiếu cơ sở pháp lý.
Cũng theo HoREA, về mức giá của “khung giá đất giai đoạn 2020-2024” cần đánh giá tác động đối với tài chính của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, nếu khung giá đất tăng cao sẽ kéo theo bảng giá đất tăng làm cho biên độ nghĩa vụ tài chính cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp… tăng lên.
Để việc tăng khung giá đất không tác động đến thị trường bất động sản, HoREA đề xuất 2 phương án cho giai đoạn 2020-2024.
Trong đó, phương án đầu tiên HoREA mong muốn Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức giá của khung giá đất giai đoạn 2014-2019.
Phương án thứ 2, trong trường hợp buộc phải tăng khung giá đất giai đoạn 2020-2024 thì Chính phủ xem xét quyết định mức giá chỉ tăng khoảng 15% để không tác động nhiều đến thu hút đầu tư và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình.
Trong 2 phương án trên, HoREA kiến nghị chọn phương án đầu tiên để đảm bảo ổn định thị trường bất động sản.
Hiệp hội cho rằng, khung giá đất, bảng giá đất tăng sẽ tác động nhiều đến giá cả thị trường. Với việc khung giá đất và bảng giá đất tăng, dự báo khả năng thanh toán của một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà. Do vậy, có thể dẫn đến sụt giảm quy mô giao dịch trên thị trường bất động sản, trước hết là đối với phân khúc thị trường bất động sản cao cấp, condotel… và giảm quy mô thị trường đầu tư thứ cấp đang “rất nóng” hiện nay.
Đối với môi trường đầu tư, khi khung giá và bảng giá đất tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.
-
Hà Nội đề xuất giảm 15% khung giá đất so với ban đầu
CafeLand - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký tờ trình gửi HĐND TP xem xét ban hành Nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.
-
Cần sớm có bảng giá đất để phục hồi thị trường bất động sản
Đó là ý kiến được đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 7/4....
-
Đất Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng giá vì điều chỉnh Bảng giá sớm
Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo cáo Tập thể UBND tỉnh việc xây dựng, điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm (01/1/2020 - 31/12/2024) trên địa bàn tỉnh.
-
"Gánh nặng" tăng hệ số K
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà và chiến lược phát triển nhà ở phân khúc bình dân.