Cỏ mọc và leo trùm lên nhiều siêu thị miễn thuế ở Khu thương mại Tịnh Biên (An Giang)
Trước năm 2009, lãnh đạo tỉnh An Giang cùng nhiều ban ngành chức năng đến tỉnh Tây Ninh học hỏi kinh nghiệm xây dựng và khai thác Khu kinh tế cửa khẩu. Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên giáp Campuchia đã được đầu tư xây dựng.
Sôi động rồi… đóng cửa
Trong Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên có Khu thương mại Tịnh Biên, nằm gần ranh giới Campuchia, được xây dựng hạ tầng hoành tráng vào năm 2019. Khu thương mại này đi vào hoạt động, với hàng loạt doanh nghiệp thuê đất xây siêu thị, bán nhiều chủng loại hàng hóa từ thấp đến cao giá, nhưng chủ yếu là hàng ngoại nhập và được hưởng ưu đãi về thuế quan. Trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Khu thương mại Tịnh Biên được hưởng lên tới 110%.
Ngoài ra, theo chính sách ưu đãi, doanh nghiệp đầu tư khai thác ở khu phi thuế quan trong Khu thương mại Tịnh Biên còn được ưu đãi miễn thu tiền thuê đất tới 11 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và người lao động được giảm thuế thu nhập cá nhân tại khu phi thuế quan. Người dân chỉ cần cầm giấy chứng minh nhân dân vào các siêu thị miễn thuế thì được mua hàng hóa có giá trị đến 500.000 đồng/ngày/người mà không phải chịu thuế. Do vậy trong vài năm đầu kể từ khi đưa vào hoạt động, Khu thương mại Tịnh Biên trở nên rất sôi động.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của hàng hóa phi thuế quan ở Khu thương mại Tịnh Biên nhanh chóng giảm sau hơn 2 năm “ăn nên làm ra”. Doanh nghiệp bắt đầu rơi dần vào thua lỗ và ngừng hoạt động. Đến năm 2015, Khu thương mại Tịnh Biên chỉ còn vỏn vẹn 2 trong tổng số 63 doanh nghiệp hoạt động. Sau đó, 2 doanh nghiệp này cũng ngừng hoạt động.
Hoang tàn trước nắng gió
Một người dân huyện Tịnh Biên cho biết, toàn bộ vốn ngân sách hàng chục tỷ đồng đầu tư vào Khu thương mại Tịnh Biên để thu lại bằng nguồn cho doanh nghiệp thuê đất xây siêu thị miễn thuế vẫn chưa thu lại được đồng nào. Bởi doanh nghiệp được miễn thu tiền thuê đất tới 11 năm, mà Khu thương mại Tịnh Biên hoạt động chỉ gần 7 năm thì đã “chết lâm sàng”. Đến năm 2018, khu phi thuế quan ở Khu thương mại Tịnh Biên đóng cửa, do bãi bỏ cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu.
Sau khi nhiều doanh nghiệp bán hàng miễn thuế đóng cửa thì hạ tầng ở Khu thương mại Tịnh Biên bắt đầu phơi nắng trên miền biên ải. Siêu thị miễn thuế Mỹ Nhựt, vốn nhộn nhịp ngày nào giờ chỉ là khu siêu thị hoang tàn. Xuống cấp và hư hỏng ngày càng trầm trọng là tình trạng chung của các siêu thị bán hàng miễn thuế tại đây. Hiện chỉ còn lác đác vài người được thuê ở lại trông giữ tài sản của các siêu thị.
Nếu Khu thương mại Tịnh Biên được đầu tư, phát triển đúng mực thì người dân vùng biên giới đỡ khổ biết mấy, vì có công ăn việc làm. Tài sản hàng chục tỷ đồng của doanh nghiệp phơi nắng nhiều năm nay chưa biết đến bao giờ chấm dứt.
-
Chậm nhất tháng 10/2024 hoàn thành cấp phép mỏ để cung ứng vật liệu cho các dự án cao tốc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm và hoàn thành toàn bộ các thủ tục cấp phép mỏ, chậm nhất trong tháng 10/2024 đ...
-
An Giang chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 748 tỷ đồng
Lý do chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
-
Thêm một Phó chủ tịch thành phố Long Xuyên bị bắt
Ông Đào Văn Ngọc, Phó chủ tịch TP Long Xuyên bị bắt về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.