Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công.
Theo đó, dự án có điểm đầu từ nút giao với Quốc lộ 21B tại phường Tân Hiệp, thành phố Phủ Lý và kết thúc tại nút giao với đường nối hai cao tốc ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục.
Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bao gồm việc xây dựng mới ba cây cầu: cầu Tiên Tân, cầu vượt kênh thủy lợi và cầu Tiên Phong. Ngoài ra, dự án còn đầu tư vào các nút giao bằng với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam, tổ chức giao thông bằng đảo xuyến, vạch sơn kết hợp đèn tín hiệu, cùng với hệ thống thoát nước, cây xanh và điện chiếu sáng. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2024 đến năm 2027.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường song hành với Vành đai 5 sẽ góp phần tăng cường năng lực giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế Bắc Bộ.
Đồng thời, cũng tạo ra một trục giao thông động lực theo hướng Đông - Tây của tỉnh Hà Nam, kết nối hạ tầng dọc hai bên tuyến Vành đai 5 và các vùng lân cận thông qua hệ thống giao thông địa phương. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mà còn góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hà Nam đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế năng động của vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhờ hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ. Với mạng lưới kết nối linh hoạt gồm Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cùng nút giao ba tầng Phú Thứ đang được thi công để kết nối với Vành đai 5 vùng Thủ đô, việc di chuyển từ Hà Nam đến Hà Nội và các tỉnh trọng điểm phía Bắc sẽ trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.
Không chỉ sở hữu vị trí chiến lược, Hà Nam còn có tốc độ tăng trưởng đô thị thuộc nhóm cao nhất Đồng bằng Bắc Bộ, đứng thứ 4 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng về tỷ lệ đô thị hóa. Với nền tảng vững chắc, tỉnh đặt mục tiêu đưa Phủ Lý lên đô thị loại 1 vào năm 2030. Đặc biệt, theo quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, địa phương này sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp - thương mại - dịch vụ của khu vực.
-
Hà Nội chuẩn bị đầu tư, xây dựng Vành đai 5 trước năm 2030
Thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.
-
Vành đai 5 đi qua những tỉnh, thành nào?
Đường Vành đai 5 kết nối 8 tỉnh, thành phố và 36 huyện, thị xã thuộc khu vực phía Bắc được kỳ vọng sẽ là tuyến đường đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng và di chuyển. Vậy đó là những địa phương nào? Tiến độ đến đâu?








-
Sun Group “bơm” hơn 28.000 tỷ đồng vào 3 khu đô thị tại Ninh Bình mới
Tập đoàn Sun Group thông qua các công ty thành viên chính thức được chọn làm nhà đầu tư cho ba dự án khu đô thị tại Duy Tiên, Hà Nam (nay là tỉnh Ninh Bình) với tổng vốn hơn 28.000 tỷ đồng. Cả ba dự án dự kiến vận hành vào năm 2032....
-
Hà Nam giao hơn 8,5ha đất cho liên danh ba doanh nghiệp phát triển khu đô thị
Gần 8,5ha đất ở phía Nam TP. Phủ Lý vừa được giao cho liên danh ba nhà đầu tư để phát triển một khu đô thị mới.
-
Hà Nam sắp đấu giá thêm 2 khu đất hơn 310 tỷ đồng
Hai khu đất có tổng giá khởi điểm hơn 310 tỷ đồng tại TP Phủ Lý và TX Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) sắp được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất.