Đường phố Jakarta
Jakarta của Indonesia là được đánh giá cao nhất trong top những thành phố nói trên, theo xếp hạng của Emerging Cities Outlook (ECO) Index với những thành phố hiện đang có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, nhưng có triển vọng phát triển trong mười năm tới, và dựa trên những tiêu chí như: nguồn nhân lực, kinh tế và nhân tố mới. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định tiềm năng thu hút nhân tài cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia.
Indonesia đạt thứ hạng cao bởi nước này được đánh giá đang dần mở rộng ảnh hưởng cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên thế giới. John Kurtz, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của AT Kearney nói với Bloomberg. Theo đó, Jakarta được xem là thành phố phát triển ổn định, an ninh tốt và con người có ý thức về quyền lợi và bình đẳng cao.
Manila, trung tâm tài chính, văn hóa và thương mại của Philipines đứng sau Jakarta trong xếp hạng của Eco Index, Manila được đánh giá cao về nguồn nhân lực đặc biệt là dịch vụ y tế.
Bắc Kinh được xếp lần lượt ở vị trí thứ 12 và thứ 8 trong xếp hạng của ECO Index và Global Cities Index (GCI). Thủ đô Singapore được GCI xếp ở vị trí số 9, tăng bốn bậc từ thứ 11, năm 2012. Thủ đô của Trung Quốc được đánh giá cao bởi dịch vụ y tế tốt, hoạt động kinh doanh năng động, ảnh hưởng chính trị và mạng lưới giáo dục quốc tế mở rộng, cũng như khoa học công nghệ khá phát triển. Những yếu tố này đã giúp Trung Quốc lên 6 bậc so với xếp hạng năm 2012.
Xếp hạng các thành phố mới nổi của Global Cities Index
AT Kearney bắt đầu theo dõi và xếp hạng các thành phố mới nổi trên thế giới từ năm 2008. Bangkok từng được được xếp hạng ở vị trí thứ 22, tuy nhiên, do những bất ổn chính trị tại Thái Lan trong thời gian gần đây, nó đã xuống vị trí thứ 37 trong năm 2014. Tuy nhiên, Bangkok vẫn được đánh giá là trung tâm văn hóa tại Đông Nam Á.