Có thể lỗ quý thứ 3 liên tiếp
Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán KB (KBSV) đánh giá kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) vẫn sẽ gặp khó khăn cho tới hết quý 1.2023 do ảnh hưởng từ sự suy yếu của thị trường bất động sản.
Tập đoàn Hòa Phát có thể vẫn lỗ 130 tỉ đồng trong quý 1.2023
Cụ thể, KBSV dự báo doanh thu của Hòa Phát sẽ giảm 44% so với cùng kỳ, còn 24.588 tỉ đồng. Biên lợi nhuận thấp, đạt 3% so với 23% cùng kỳ năm trước.
KBSV cho rằng Hòa Phát vẫn chưa thể thoát cảnh thua lỗ với lợi nhuận sau thuế âm 130 tỉ đồng trong quý đầu năm, giảm 102% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số này vẫn khả quan hơn nhiều so với 2 quý lỗ nặng trước đó.
Từ đầu năm đến nay, giá bán thép tăng 6% nhưng không giúp Hòa Phát cải thiện biên lãi gộp, thậm chí còn khiến biên lãi gộp suy giảm. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sát, than cốc, thép phế) tăng cao hơn, trung bình 14%.
Cụ thể, do giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty thép xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường cũng sẽ bị giới hạn khi các nhà thầu tại thị trường nước ngoài thận trọng trong việc nhập khẩu, làm chậm tốc độ phục hồi của thị trường thép.
Với những khó khăn hiện tại, KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát trong quý 1.2023 sẽ đạt 1,45 triệu tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng thép thanh và thép cuộn cán nóng HRC lần lượt là 796.250 tấn và 412,500 tấn.
Cho cả năm 2023, Hòa Phát có thể đạt mức doanh thu 126.770 tỉ đồng, với tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 6,95 triệu tấn, lần lượt giảm 10% và 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 3.799 tỉ đồng, giảm mạnh tới 55% so với cùng kỳ năm 2022.
Chờ đợi sự phục hồi của bất động sản
Theo KBSV, sự suy yếu của thị trường bất động sản cũng có thể làm giảm nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép khi hơn 90% lượng tiêu thụ thép đến từ ngành xây dựng.
Thị trường nhà ở trì trệ có thể làm giảm nhu cầu thép trong những tháng tới
Trên thực tế, mức suy giảm sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát trong năm 2022 vẫn chưa có dấu hiệu chững lại trong tháng 1.2023 khi tổng sản lượng tiêu thụ đạt 477.000 tấn, giảm 34% so với cùng kỳ. Trong đó, thép thanh, cuộn và HRC giảm lần lượt 35% và 57%.
Mặc dù giai đoạn đầu năm trùng với thời điểm Tết Nguyên đán 2023, nhưng KBSV cho rằng thị trường nhà ở trì trệ có thể làm giảm nhu cầu thép tại thị trường nội địa trong những tháng tới. Tuy nhiên, tình hình sẽ có sự cải thiện từ quý 2.2023 trở đi khi các cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản được thông qua và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động hơn.
Mới đây, tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề nổi lên của thị trường bất động sản, đồng thời cũng khẳng định các cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp cần cùng gỡ khó khăn cho bất động sản để cùng phát triển chứ “không ai giải cứu cho ai”.
Cụ thể, Thủ tướng giao các cơ quan quản lý tăng rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy hoạch, giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi lên. Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng.
Với các doanh nghiệp bất động sản, Thủ tướng đề nghị, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do mình gây ra vì đã dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả. Các doanh nghiệp theo đó phải cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa.
Ở khía cạnh khác, tác động của nâng tỷ giá và chi phí đầu vào giảm nhiệt nhờ nỗ lực ổn định USD/VND của NHNN trong năm 2023 có thể giúp Hoà Phát cải thiện khoản lỗ tỷ giá. Dù vây, chi phí tài chính sẽ tiếp tục tăng do lãi suất cho vay ở mức cao cho cả 2 khoản vay USD và VND.
Hiện nay, với việc tạm dừng 4/7 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất 1 trước đó, Hòa Phát đã tập trung cơ cấu và tối ưu vốn lưu động nhằm đảm bảo dòng tiền hoạt động kinh doanh. Cụ thể, thay đổi vốn lưu động trong 4.2022 đạt 7.506 tỉ đồng, tăng 107% so với quý 3.
Nhờ đó, doanh nghiệp này đã chủ động cắt giảm tổng nợ vay còn 57.900 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Tuy nhiên, trong trường hợp lãi suất điều hành tăng thêm trong 2023, Hòa Phát sẽ đối mặt với rủi ro chi phí lãi vay tăng thêm khoảng 1.355 tỉ đồng.
KBSV cho rằng, nợ vay của Hòa Phát sẽ tăng trong 2023 và 2024 do nhu cầu vốn cao lớn phục vụ cho việc đầu tư vào dự án Dung Quất 2, tuy nhiên doanh nghiệp này sẽ tập trung cơ cấu tỉ trọng giữa nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn để tối ưu chi phí lãi vay trong bối cảnh môi trường lãi suất ở mức cao như hiện nay.
-
Hòa Phát lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao trong nửa đầu năm 2023
Sau khi khởi động lại 1 lò cao tại Khu Liên hợp Hải Dương vào tháng 12/2022 và Hòa Phát đang xem xét khởi động lại 3 lò cao khác trong nửa đầu năm 2023.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.