Mới đây, CTCP Thép Thủ Đức – Vnsteel (Mã: TDS) vừa công bố BCTC quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 412 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, giá vốn bán hàng tăng cao ở mức 427 tỷ đồng nên Thép Thủ Đức lỗ gộp gần 21 tỷ đồng, trong khi quý 3/2021 có lãi 5 tỷ đồng.
Hé lộ doanh nghiệp thép đầu tiên báo lỗ quý 3/2022
Cũng trong giai đoạn này, hàng loạt chi phí đều tăng cao như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 280% và 68% so với cùng kỳ khiến cho Thép Thủ Đức lỗ hơn 29 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh thuần.
Mặc khác, Thép Thủ Đức còn chịu chi phí lãi vay gấp 4 lần cùng kỳ lên 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến lên hơn 6 tỷ đồng, Thép Thủ Đức chỉ còn lỗ trước thuế hơn 23 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng,
Được biết, trong khi cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp thép này chỉ lỗ 644 triệu đồng, tương đương với mức lỗ lớn gấp 34 lần cùng kỳ. Đây cũng là quý thua lỗ nhiều nhất của Thép Thủ Đức kể từ khi cổ phần hoá (năm 2008).
Phía Thép Thủ Đức cho biết, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao đã dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động bất thường. Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm lợi nhuận gộp trong quý 3 của công ty bị lỗ.
Ngoài ra, do nhu cầu thép xây dựng liên quan trực tiếp đến ngành bất động sản. Việc dòng vốn cho thị trường này bị kiểm soát, khiến nhu cầu thép đi xuống, từ đó kéo giá mặt hàng này đi lùi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Thép Thủ Đức đạt 1.528 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty lỗ 15,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi sau thuế hơn 46 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm là 24,3 tỷ đồng, công ty còn cách xa mục tiêu này.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Thép Thủ Đức - Vnsteel là 492 tỷ đồng, giảm 13% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho hơn 420 tỷ đồng, chiếm hơn 85% tổng tài sản của công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả là 215 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 47 tỷ đồng, giảm 57% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ là 276 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối là 109 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu là 122 tỷ đồng.
Năm nay, việc nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại cộng thêm tác động của thời tiết xấu được cho là tác động đến lớn đến tình hình tiêu thụ thép trong những tháng cuối năm.
Mới đây, Thép Pomina đã phải thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9/2022 và đồng thời phải cắt giảm một số nhân sự để đảm bảo tình hình khi doanh.
Theo đó, lý do Thép Pomina buộc phải dừng hoạt động lò cao là bởi ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu tăng cao. Đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào phục sản xuất của nhà máy đã tăng mạnh trong khi hệ lụy của dịch bệnh chưa khắc phục được.
-
Giá thép trong nước liên tục giảm mạnh
Sau 1 tuần ổn định giá bán, các thương hiệu thép liên tục điều chỉnh giảm giá thép xây dựng trong ngày 12/10 với mức giảm cao nhất lên tới 810.000 đồng mỗi tấn.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.