Một góc Ninh Bình
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị tương lai sẽ trải rộng trên quy mô khoảng 23.242ha, dân số dự báo đến năm 2040 đạt 540.000 - 560.000 người. Đây sẽ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao và đặc biệt là một đô thị di sản thiên niên kỷ – trung tâm du lịch cấp quốc gia và quốc tế, đóng vai trò hạt nhân trong chiến lược đưa Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập.
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ TP Hoa Lư hiện nay, mở rộng sang các xã thuộc huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Nho Quan, Yên Mô và một phần TP Tam Điệp, tạo nên một quần thể đô thị độc đáo gắn liền với các giá trị vượt thời gian của Tràng An và Cố đô Hoa Lư.
Không đơn thuần là mở rộng không gian đô thị, quy hoạch mới của Ninh Bình xác lập cấu trúc phát triển đặc thù: 1 trung tâm, 2 vùng, 5 khu vực, trong đó nổi bật là khu trung tâm hành chính chính trị tỉnh phát triển về phía Đông, vùng lõi Tràng An bảo tồn di sản gắn với du lịch cao cấp, vành đai sinh thái tại Bái Đính – Bến Đang trở thành trung tâm dịch vụ hỗn hợp thúc đẩy phát triển bền vững.
Tất cả được định hướng trên nền tảng "phát triển xanh, thông minh và hài hòa với di sản". Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội toàn diện, cảnh quan sông núi, hang động, đồng quê được giữ gìn và nâng tầm bằng những công nghệ hiện đại và thiết kế thân thiện môi trường.
Từ hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn, đến đô thị xanh – sạch – bền vững, Ninh Bình đang tiến tới một hình mẫu hiếm hoi về đô thị di sản giữa thời đại mới.
Không chỉ dừng ở du lịch và di sản, Ninh Bình cũng đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Tỉnh hiện có 5 khu công nghiệp và 19 cụm công nghiệp đang hoạt động. Trong đó, các khu như Phúc Sơn, Gián Khẩu (mở rộng), Khánh Hải I, II sẽ được đầu tư hạ tầng, trong khi các cụm công nghiệp mới như Ninh Vân, Khánh Lợi II, Chất Bình đã vào quy hoạch, đón dòng vốn đầu tư công nghiệp hỗ trợ, ô tô, điện tử và hậu cần.
-
Phú Thọ công bố 66 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Sau cuộc sắp xếp quy mô chưa từng có, Phú Thọ đã chính thức công bố bản đồ hành chính mới với 66 đơn vị cấp xã, giảm tới hơn 68% số lượng xã, phường so với trước đây.
-
Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có các ví dụ về cách tính chính sách, chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi và người nghỉ thôi việc, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
-
Hà Nội thống nhất sắp xếp từ 526 còn 126 xã, phường
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.


-
Cả nước giảm gần 130.000 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh, xã
Dự kiến sau sắp xếp cấp tỉnh giảm hơn 18.440 biên chế; cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế.
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu liên thông dữ liệu chuẩn bị hợp nhất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM vừa thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin sau khi hợp nhất đơn vị hành chính, theo SGGP....
-
Mỗi xã, phường, đặc khu sau sáp nhập sẽ có một Trung tâm hành chính công
Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, một mô hình mới đang được Bộ Nội vụ đề xuất và thiết kế: mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm phục vụ hành chính công, đóng vai trò như “đầu mối một cửa” phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại địa ...