Ảnh minh hoạ
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình mới đây đã chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh Thái Bình với UBND tỉnh Nam Định và đại diện các bộ, ngành Trung ương để thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và những giải pháp thực hiện đối với dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định, Thái Bình.
Theo đánh giá từ các đơn vị, địa phương, khó khăn chủ yếu là nguồn vật liệu cát sông khan hiếm, chỉ đáp ứng được 10 - 20% nhu cầu của dự án.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải mới triển khai thí điểm cát biển làm nguồn vật liệu đắp, chưa triển khai đại trà trên cả nước nên việc đưa cát biển làm nguồn vật liệu đắp gặp nhiều vướng mắc trong công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường.
Do nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu xây dựng nên dự án chưa hoàn thành thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn tới việc bố trí vốn cho dự án năm 2024, 2025 chưa xác định được cụ thể.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh mục tiêu trong năm 2024, dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định, Thái Bình phải được khởi công.
Để thực hiện được mục tiêu này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị liên quan rút kinh nghiệm, nhất là trách nhiệm của các bên trong công tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ. Đồng chí giao ngay đầu tuần tới, tỉnh sẽ tổ chức các đoàn công tác đi làm việc, tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tháo gỡ vướng mắc liên quan; đồng thời làm việc với các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình về nguồn mỏ đất, mỏ đá phục vụ dự án.
Tỉnh Nam Định được yêu cầu cung cấp thông tin về một số mỏ cát biển đã được cấp phép, trên cơ sở đó khảo sát, đánh giá chất lượng nhằm khai thác nguồn nguyên vật liệu sẵn có phục vụ dự án, phấn đấu đến đầu tháng 9/2024 dự án sẽ được phê duyệt. Các ngành, địa phương của hai tỉnh Thái Bình, Nam Định tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng.
Về phía nhà đầu tư cần phát huy tinh thần trách nhiệm, kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền những khó khăn vướng mắc để chủ động tháo gỡ; đồng thời đẩy nhanh tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra.
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08), đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (Quyết định số 1680 ngày 25/12/2023 theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Dự án có chiều dài khoảng 60,9km; trong đó, trên địa bàn tỉnh Thái Bình 33,3km, trên địa bàn tỉnh Nam Định 27,6km. Điểm đầu dự án tại Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Điểm cuối tại khoảng Km80+200 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư gồm cả lãi vay (trong thời gian xây dựng gần 857 tỷ đồng) là hơn 19.784 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2023 đến năm 2027. Nhà đầu tư đề xuất Dự án là Tập đoàn Geleximco- Công ty CP.
Dự án dự kiến khởi công vào quý 3/2024
-
Thành lập Hội đồng thẩm định dự án tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình
Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Khởi công nhà máy gần 1.300 tỷ đồng tại Thái Bình
Ngày 26/11, tại Cụm Công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam đã động thổ nhà máy sản xuất sợi gai, cung cấp việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương....
-
Thái Bình sắp có khu công nghiệp 3.800 tỷ đồng, cần đến 18.000 lao động
Tỉnh Thái Bình đang tích cực triển khai thủ tục để khởi động dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.800 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam....
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....