27/06/2018 8:32 PM
Theo Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc chậm thực hiện dự án làm tăng 17,6% chi phí mỗi năm, trong đó 6,5% do lạm phát và 11,1% do lợi ích của dự án bị mất đi.

Tính trung bình, nếu chậm trễ 2-3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính. Tại Việt Nam, nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được giải thích do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ, dẫn đến chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu, tiến độ thi công bị ảnh hưởng… Nghĩa là vẫn những lý do muôn thuở của các siêu dự án rùa bò.

Như tại buổi làm việc mới đây với Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nêu nguyên nhân gây trì trệ những dự án đầu tư công thời gian qua do khả năng cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, các địa phương chưa rà soát, cắt giảm, điều chỉnh, phân kỳ đầu tư, hoặc bổ sung vốn khác đối với các dự án chưa được bố trí đủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh đó, cơ chế đối tác công - tư chưa hấp dẫn, chưa thu hút tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công. Bộ này còn cho rằng một số bộ, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch trung hạn nên quá nhiều dự án đưa vào danh mục, đồng thời chậm trễ trong tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, gây khó cho tổng hợp kế hoạch, số vốn chưa được phân bổ hoặc đã có dự kiến phân bổ nhưng chưa giao được kế hoạch còn lớn…

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đều không sai, nhưng dường như nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án công chậm trễ là do ách tắc về quy trình thủ tục, lại không được bộ này nhắc đến. Thí dụ, dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TPHCM khởi công năm 2007, dự kiến hoàn thành năm 2015, nhưng sau phải dời đến năm 2018 rồi 2020 và đến nay vẫn chưa biết bao giờ mới đưa vào khai thác.

Nguyên nhân lúc đầu được cho do chọn thiết kế không phù hợp, dẫn đến phải xin điều chỉnh tăng vốn và làm lại. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy, tuyến metro này hoàn toàn có thể hoàn thành trong năm nay. Nhưng do những vướng mắc trong thủ tục trình, duyệt khiến dự án này rơi vào bế tắc như hiện nay.

Lâu nay đang tồn tại một thực tế là quy trình thủ tục xét duyệt phức tạp và kéo dài đã đẩy các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào vòng luẩn quẩn: chờ phê duyệt, trượt giá, rồi phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và chờ phê duyệt lại. Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chỉ là 1 trong hàng trăm hàng ngàn dự án công bị ách tắc, kéo dài bởi nguyên nhân trên.

Điều đáng nói, hầu hết dự án sử dụng vốn nhà nước bị ách tắc đều là những dự án hạ tầng quan trọng, có quy mô đầu tư lớn. Sự thất thoát và thiệt hại do tình trạng trì trệ này gây ra rất lớn. Chưa tính đến thiệt hại về hiệu quả kinh tế - xã hội do các công trình hạ tầng quan trọng chậm đưa vào khai thác, chỉ riêng việc phải điều chỉnh mức đầu tư ban đầu vì trượt giá theo thời gian, đã là những con số khổng lồ. Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt dự án đội vốn gấp 2, gấp 3 lần phương án được duyệt ban đầu, cá biệt có dự án đội vốn tới 36 lần.

Mới đây UBND TPHCM đã kiến nghị Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để phân cấp, phân quyền cho TP trong việc quyết định phê duyệt các dự án metro. Động thái này được TP đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến metro đang rơi vào tình trạng không thể hoàn thành như quy hoạch, do phụ thuộc hoàn toàn vào Trung ương.

Theo UBND TP, metro là dự án trọng điểm quốc gia, do Thủ tướng phê duyệt. Thủ tục trình duyệt dự án phải qua nhiều cấp, có thể dẫn đến chậm triển khai. Theo đó, các bộ ngành xem xét và duyệt danh mục tài trợ trước khi trình Thủ tướng, mỗi dự án mất khoảng 2-3 năm, nên khi triển khai thường phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.

Giải quyết triệt để các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính để không còn dự án nào, dù của Nhà nước hay tư nhân, phải chịu rủi ro về chi phí, hiệu quả do sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, là điều cấp thiết cần đặt ra. Theo đó, giải pháp bền vững là bãi bỏ, đơn giản hóa những thủ tục rườm rà, phức tạp làm mất thời gian chờ đợi việc xem xét, phê duyệt dự án như lâu nay đang làm. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay các cơ quan nhà nước. Bởi suy cho cùng, với các quy trình thủ tục, xét duyệt Nhà nước ban hành được, thì cũng có thể điều chỉnh và bãi bỏ được.

Tính trung bình, nếu chậm trễ 2-3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính. Tại Việt Nam, nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được giải thích do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ, dẫn đến chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu, tiến độ thi công bị ảnh hưởng… Nghĩa là vẫn những lý do muôn thuở của các siêu dự án rùa bò.

Như tại buổi làm việc mới đây với Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nêu nguyên nhân gây trì trệ những dự án đầu tư công thời gian qua do khả năng cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, các địa phương chưa rà soát, cắt giảm, điều chỉnh, phân kỳ đầu tư, hoặc bổ sung vốn khác đối với các dự án chưa được bố trí đủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh đó, cơ chế đối tác công - tư chưa hấp dẫn, chưa thu hút tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công. Bộ này còn cho rằng một số bộ, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch trung hạn nên quá nhiều dự án đưa vào danh mục, đồng thời chậm trễ trong tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, gây khó cho tổng hợp kế hoạch, số vốn chưa được phân bổ hoặc đã có dự kiến phân bổ nhưng chưa giao được kế hoạch còn lớn…

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đều không sai, nhưng dường như nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án công chậm trễ là do ách tắc về quy trình thủ tục, lại không được bộ này nhắc đến. Thí dụ, dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TPHCM khởi công năm 2007, dự kiến hoàn thành năm 2015, nhưng sau phải dời đến năm 2018 rồi 2020 và đến nay vẫn chưa biết bao giờ mới đưa vào khai thác.

Nguyên nhân lúc đầu được cho do chọn thiết kế không phù hợp, dẫn đến phải xin điều chỉnh tăng vốn và làm lại. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy, tuyến metro này hoàn toàn có thể hoàn thành trong năm nay. Nhưng do những vướng mắc trong thủ tục trình, duyệt khiến dự án này rơi vào bế tắc như hiện nay.

Lâu nay đang tồn tại một thực tế là quy trình thủ tục xét duyệt phức tạp và kéo dài đã đẩy các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào vòng luẩn quẩn: chờ phê duyệt, trượt giá, rồi phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và chờ phê duyệt lại. Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chỉ là 1 trong hàng trăm hàng ngàn dự án công bị ách tắc, kéo dài bởi nguyên nhân trên.

Điều đáng nói, hầu hết dự án sử dụng vốn nhà nước bị ách tắc đều là những dự án hạ tầng quan trọng, có quy mô đầu tư lớn. Sự thất thoát và thiệt hại do tình trạng trì trệ này gây ra rất lớn. Chưa tính đến thiệt hại về hiệu quả kinh tế - xã hội do các công trình hạ tầng quan trọng chậm đưa vào khai thác, chỉ riêng việc phải điều chỉnh mức đầu tư ban đầu vì trượt giá theo thời gian, đã là những con số khổng lồ. Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt dự án đội vốn gấp 2, gấp 3 lần phương án được duyệt ban đầu, cá biệt có dự án đội vốn tới 36 lần.

Mới đây UBND TPHCM đã kiến nghị Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để phân cấp, phân quyền cho TP trong việc quyết định phê duyệt các dự án metro. Động thái này được TP đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến metro đang rơi vào tình trạng không thể hoàn thành như quy hoạch, do phụ thuộc hoàn toàn vào Trung ương.

Theo UBND TP, metro là dự án trọng điểm quốc gia, do Thủ tướng phê duyệt. Thủ tục trình duyệt dự án phải qua nhiều cấp, có thể dẫn đến chậm triển khai. Theo đó, các bộ ngành xem xét và duyệt danh mục tài trợ trước khi trình Thủ tướng, mỗi dự án mất khoảng 2-3 năm, nên khi triển khai thường phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.

Giải quyết triệt để các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính để không còn dự án nào, dù của Nhà nước hay tư nhân, phải chịu rủi ro về chi phí, hiệu quả do sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, là điều cấp thiết cần đặt ra. Theo đó, giải pháp bền vững là bãi bỏ, đơn giản hóa những thủ tục rườm rà, phức tạp làm mất thời gian chờ đợi việc xem xét, phê duyệt dự án như lâu nay đang làm. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay các cơ quan nhà nước. Bởi suy cho cùng, với các quy trình thủ tục, xét duyệt Nhà nước ban hành được, thì cũng có thể điều chỉnh và bãi bỏ được.

Tính trung bình, nếu chậm trễ 2-3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính. Tại Việt Nam, nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được giải thích do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ, dẫn đến chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu, tiến độ thi công bị ảnh hưởng… Nghĩa là vẫn những lý do muôn thuở của các siêu dự án rùa bò.

Như tại buổi làm việc mới đây với Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nêu nguyên nhân gây trì trệ những dự án đầu tư công thời gian qua do khả năng cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, các địa phương chưa rà soát, cắt giảm, điều chỉnh, phân kỳ đầu tư, hoặc bổ sung vốn khác đối với các dự án chưa được bố trí đủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh đó, cơ chế đối tác công - tư chưa hấp dẫn, chưa thu hút tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công. Bộ này còn cho rằng một số bộ, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch trung hạn nên quá nhiều dự án đưa vào danh mục, đồng thời chậm trễ trong tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, gây khó cho tổng hợp kế hoạch, số vốn chưa được phân bổ hoặc đã có dự kiến phân bổ nhưng chưa giao được kế hoạch còn lớn…

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đều không sai, nhưng dường như nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án công chậm trễ là do ách tắc về quy trình thủ tục, lại không được bộ này nhắc đến. Thí dụ, dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TPHCM khởi công năm 2007, dự kiến hoàn thành năm 2015, nhưng sau phải dời đến năm 2018 rồi 2020 và đến nay vẫn chưa biết bao giờ mới đưa vào khai thác.

Nguyên nhân lúc đầu được cho do chọn thiết kế không phù hợp, dẫn đến phải xin điều chỉnh tăng vốn và làm lại. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy, tuyến metro này hoàn toàn có thể hoàn thành trong năm nay. Nhưng do những vướng mắc trong thủ tục trình, duyệt khiến dự án này rơi vào bế tắc như hiện nay.

Lâu nay đang tồn tại một thực tế là quy trình thủ tục xét duyệt phức tạp và kéo dài đã đẩy các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào vòng luẩn quẩn: chờ phê duyệt, trượt giá, rồi phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và chờ phê duyệt lại. Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chỉ là 1 trong hàng trăm hàng ngàn dự án công bị ách tắc, kéo dài bởi nguyên nhân trên.

Điều đáng nói, hầu hết dự án sử dụng vốn nhà nước bị ách tắc đều là những dự án hạ tầng quan trọng, có quy mô đầu tư lớn. Sự thất thoát và thiệt hại do tình trạng trì trệ này gây ra rất lớn. Chưa tính đến thiệt hại về hiệu quả kinh tế - xã hội do các công trình hạ tầng quan trọng chậm đưa vào khai thác, chỉ riêng việc phải điều chỉnh mức đầu tư ban đầu vì trượt giá theo thời gian, đã là những con số khổng lồ. Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt dự án đội vốn gấp 2, gấp 3 lần phương án được duyệt ban đầu, cá biệt có dự án đội vốn tới 36 lần.

Mới đây UBND TPHCM đã kiến nghị Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để phân cấp, phân quyền cho TP trong việc quyết định phê duyệt các dự án metro. Động thái này được TP đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến metro đang rơi vào tình trạng không thể hoàn thành như quy hoạch, do phụ thuộc hoàn toàn vào Trung ương.

Theo UBND TP, metro là dự án trọng điểm quốc gia, do Thủ tướng phê duyệt. Thủ tục trình duyệt dự án phải qua nhiều cấp, có thể dẫn đến chậm triển khai. Theo đó, các bộ ngành xem xét và duyệt danh mục tài trợ trước khi trình Thủ tướng, mỗi dự án mất khoảng 2-3 năm, nên khi triển khai thường phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.

Giải quyết triệt để các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính để không còn dự án nào, dù của Nhà nước hay tư nhân, phải chịu rủi ro về chi phí, hiệu quả do sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, là điều cấp thiết cần đặt ra. Theo đó, giải pháp bền vững là bãi bỏ, đơn giản hóa những thủ tục rườm rà, phức tạp làm mất thời gian chờ đợi việc xem xét, phê duyệt dự án như lâu nay đang làm. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay các cơ quan nhà nước. Bởi suy cho cùng, với các quy trình thủ tục, xét duyệt Nhà nước ban hành được, thì cũng có thể điều chỉnh và bãi bỏ được.

Theo Đầu Tư Tài Chính
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.