Vàng miếng SBJ (Thần Tài Sacombank) sáng nay (21/06) được niêm yết mua bán ở mức giá 28,55 - 28,57 đồng/lượng, tăng 70.000 – 90.000 đồng/lượng so với giá niêm yết cuối tuần trước.
Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 28,50 – 28,58 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng.
Vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn-SJC đang giao dịch ở mức 28,53 – 28,62 triệu đồng/lượng, tăng 120.000 – 140.000 đồng/lượng.
Cuối tuần trước, giá vàng trong nước chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2009, tuy nhiên do rơi vào thời điểm cuối tuần khi nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc đá quý nghỉ nên giao dịch trên thị trường kém sôi động so với các thời điểm tăng giá trước đây. Một số đơn vị có mở cửa hoạt động trong ngày 19/6 cho biết người dân tranh thủ lúc giá cao đã đẩy mạnh bán ra.
Đến sáng nay, giá vàng tiếp tục lập kỷ lục mới của năm. Đợt tăng giá này khiến nhiều người nghĩ đến việc lần thứ hai trong lịch sử giá vàng có thể chạm mốc “siêu khủng” 29 triệu đồng một lượng (lần thứ nhất là vào ngày 11/11/2009). Tuy nhiên, theo nhận xét của những người có kinh nghiệm chơi vàng, diễn biến này vẫn có nhiều điểm khác so với lần trước.
Thời điểm năm ngoái, ngay sau khi chạm 28 triệu đồng là giá vàng trong nước đã chinh phục được mốc 29 triệu đồng một lượng, khiến giới phân tích nhận định, đây là dấu hiệu của sự “sốt ảo”. Trên thực tế, giá thế giới lúc đó không có quá nhiều biến động còn giá trong nước vẫn tăng vù vù và có lúc cao hơn thế giới đến gần ba triệu đồng một lượng.
Trước sự rối loạn
của
thị
trường,
Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu vàng để
làm dịu
tình hình và ngay lập tức, giá kim loại
quý đột
ngột
đảo
chiều,
khiến
nhiều
người
vừa
mới
đổ
xô mua trước
đó đã không kịp trở tay để chốt
lời.
Tuy nhiên, trong đợt tăng giá này, diễn biến trong nước
đang bám khá sát với thế giới, thậm
chí còn tăng chậm rãi hơn. Vì thế, những
dự
báo đầy
lạc
quan về
giá thế
giới
khiến
nhiều
người
tin rằng,
giá kim loại
quý trong nước hoàn toàn có thể lập “đỉnh”
lịch
sử
trong thời
gian ngắn.
Quy đổi theo tỉ giá niêm yết đã tính thuế và các loại phí giá vàng thế giới tương đương 29 triệu đồng/lượng, cao hơn gần 500.000 đồng/lượng so với giá bán trong nước.
Theo giới kinh doanh vàng, chênh lệch này là có lãi cho các công ty vàng do hàng xuất khẩu là nữ trang thô, không mất nhiều công sức chế tác. Do vậy sau một thời gian ngắn ngừng xuất khẩu, hiện nay nhiều công ty vàng bạc đã xuất khẩu nữ trang trở lại tạo mãi lực cho thị trường.
Giá vàng quốc tế không có nhiều thay đổi trong ngày đầu tuần. Cuộc khủng hoảng tài chính công ở Châu Âu cũng như mối lo ngại trước khả năng phục hồi bền vững của kinh tế Mỹ đang đè nặng lên tâm lý giới đầu tư.
Tính tại thời điểm hiện tại, vàng giao ngay đang được bán với giá 1.256,7 USD mỗi ounce không thay đổi so với mức chốt phiên cuối tuần trước là 1.256 USD/oz. Tính chung từ đầu năm tới nay, vàng đã tăng khoảng 15%.
Giới quan sát thị trường vẫn tiếp tục cho rằng, vàng có thể còn tăng mạnh trong ngắn hạn và hướng tới mục tiêu 1.350 USD/ounce, thậm chí cao hơn vào cuối năm nay.
Giá vàng thế giới cũng tăng trước tin đồn Trung Quốc có thể sẽ tăng lượng dự trữ kim loại quý và dầu thô. Hiện vàng đã chiếm 1,6% kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo tin từ Hội đồng vàng thế giới, Nga và Philippines có thể cũng sẽ nới rộng diện tích kho vàng trong năm nay. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR cũng mua thêm 1,83 tấn, nâng lượng dự trữ lên mức kỷ lục mới 1.307,96 tấn vàng, tăng 15% so với hồi đầu năm.
Trên thị trường ngoại tệ, giá USD tự do mua vàng giảm 10 VND, còn giá bán ra giữ nguyên so với cuối tuần trước, hiện giao dịch ở mức 18.960 VND - 18.990 VND. Tại khối ngân hàng thương mại, cặp tỷ giá này niêm yết ở mức 18.940 VND - 18.990 VND/USD.
Cafeland.vn
theo Cafef.vn