Nhiều doanh nghiệp thép xây dựng tiếp tục thông báo điều chỉnh giảm giá bán từ 27/5 và là lần giảm thứ ba liên tiếp trong vòng hơn nửa tháng.

Sau 2 lần giảm giá trước đó, một loạt thương hiệu thép tiếp tục giảm giá bán từ ngày hôm nay 27/5. Theo đó, giá thép đã giảm khoảng 1-1,5 triệu đồng/tấn, đưa mặt bằng giá chung của các thương hiệu sản xuất trong nước về dưới 18 triệu đồng.

Trong đợt giảm giá lần này, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 270.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300. Sau giảm giá, hiện giá bán 2 sản phẩm này xuống còn lần lượt là 17,64 triệu đồng/tấn và 18,01 triệu đồng/tấn.

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm nửa triệu đồng/tấn từ ngày 27/5

Còn tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 giảm 370.000 đồng/ xuống còn 17,56 triệu đồng/tấn và 17,91 triệu đồng/tấn.

Tương tự, Thép Kyoei giảm lần lượt 500.000 đồng/tấn và 390.000 đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300. Sau thay đổi, giá còn lần lượt là 17,57 triệu đồng/tấn và 17,88 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, giá 2 loại thép trên giảm lần lượt 470.000 đồng/tấn, 370.000 đồng/tấn xuống còn 17,56 triệu đồng/tấn và 17,91 triệu đồng/tấn.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 mặt hàng CB240 và D10 CB300 giảm theo thứ tự là 410.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn xuống còn 17,57 triệu đồng/tấn và 17,93 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 490.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 390.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này ở mức 17,32 triệu đồng/tấn và 17,98 triệu đồng/tấn.

Giá thép đã thấp hơn 1-1,5 triệu đồng/tấn sau ba lần giảm giá trong tháng 5

Tại khu vực miền Nam, thương hiệu Thép miền Nam cũng điều chỉnh giảm 410.000 đồng/tấn đối với CB240 và mặt hàng thép D10 CB300 giảm 300.000 đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá còn là 17,57 triệu đồng/tấn và 17,88 triệu đồng/tấn.

Như vậy, từ đầu năm tới nay, giá thép xây dựng trong nước trải qua 10 lần điều chỉnh, trong đó 7 lần tăng và ba lần giảm. Hiện giá thép đã thấp hơn 1-1,5 triệu đồng/tấn so với thời điểm cuối tháng 4.

Theo đó, do sản lượng tiêu thụ thép nội địa cũng như kênh xuất khẩu suy yếu kèm theo giá nguyên liệu đầu vào cũng hạ nhiệt đã tạo áp lực lên giá thép trong xây dựng trong nước. Việc giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Mới đây, trong ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho rằng ngành thép năm nay sẽ rất khó khăn, không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.

Chủ đề: Giá thép mới nhất,
Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.