Sau khi đà tăng giá diễn ra vào đầu năm 2023, quặng sắt đang phải đối mặt với thực tế là lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc - động lực thúc đẩy nhu cầu lớn nhất của nguyên liệu sản xuất thép vẫn còn cần thời gian dài để phục hồi.
Giá thép nguyên liệu quay đầu giảm khi thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục ảm đạm
Hiện tại, giá quặng sắt đã giảm xuống dưới 100 USD/tấn trong tuần này, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 12/2022, trở thành kim loại công nghiệp giảm giá mạnh nhất.
Theo đó, nguyên nhân chính khiến mặt hàng này quay đầu giảm mạnh là do mùa xây dựng cao điểm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 của Trung Quốc yếu hơn dự kiến. Trung Quốc sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới và mua hơn 70% quặng sắt vận chuyển bằng đường biển, với các nhà xuất khẩu chính là Australia, Brazil và Nam Phi.
Bên cạnh nhu cầu xây dựng suy yếu, các chính sách nhằm kiểm soát nợ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã kìm hãm nhu cầu mua nhà. Điều đó đã làm giảm nhu cầu quặng sắt và kim loại trong trời gian gần đây.
Theo Công ty Tư vấn Real Estate Foresight có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), dự án bất động sản mới của Trung Quốc sẽ giảm 12,5% vào năm 2023. Citigroup thậm chí còn bi quan hơn, với dự báo giảm 40%.
“Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc khó phục hồi nhanh và tiêu thụ thép từ lĩnh vực này khó có thể chứng kiến sự thay đổi có ý nghĩa trong năm nay”, các nhà phân tích của Citigroup cho biết.
Trên thực tế, lĩnh vực bất động sản thường chiếm từ 1/2 lượng sử dụng kim loại ở Trung Quốc và tình trạng bất ổn trong xây dựng đã ảnh hưởng đến giá quặng sắt.
Hiệp hội Thép Trung Quốc (CISA) cho biết, một số nhà máy tại nhà sản xuất thép hàng đầu nước này hiện đang bị ảnh hưởng do nhu cầu thép yếu và giá thép giảm nên đã hạn chế sản xuất.
Với diễn biến giảm của nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới, giá thép được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới. Cụ thể, giá thép trong nước lại được điều chỉnh giảm với mức giảm cao nhất tới 1,1 triệu đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 3 liên tiếp trong tháng 4, sau chuỗi tăng giá phi mã hồi đầu năm.
Theo đó, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15 triệu đồng/tấn, loại D10 CB300 giảm 130.000 đồng/tấn xuống còn 15,45 triệu đồng/tấn. Giá bán mới của thép Hòa Phát tại khu vực miền Trung đang ở mức 14,95 triệu đồng/tấn với thép cuộn CB240 và 15,35 triệu đồng/tấn với loại D10 CB300 sau khi giảm cùng mức tương tự.
Tại khu vực miền Nam, Hòa Phát giảm 170.000 đồng/tấn loại thép cuộn và 220.000 đồng/tấn với thép cây. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất trong ngày 21/4 lần lượt ở mức 15,05 triệu đồng/tấn và 15,35 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, giá phôi thép và nguyên vật liệu giảm là lý do để các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh giảm giá bán thép thành phẩm cho phù hợp với chi phí đầu vào.
Hiện tại, thị trường bất động sản trì trệ cùng với chính sách thắt chặt tín dụng khiến nhu cầu sử dụng thép xây dựng đang ở mức thấp. Do đó, các thương hiệu thép đang áp dụng chính sách bán hàng 1 tuần 1 giá bán mới để thúc đẩy nhu cầu mặt hàng này tại thị trường trong nước.
Ngoài việc giảm giá, nhiều nhà máy thông báo bảo lãnh giá nên trong trường hợp giá nguyên vật liệu chính cho sản xuất như thép phế phôi thép tiếp tục đi xuống, giá thép xây dựng có thể sẽ giảm nữa.
-
Mỗi tấn thép “thổi bay” cả triệu đồng, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng có được hưởng lợi?
Giá thép trong nước lao dốc và trở về mức cân bằng đang là tín hiệu tốt cho ngành xây dựng, áp lực tăng giá nhà cũng sẽ được giảm bớt phần nào.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....