Năm nay, việc nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại cộng thêm tác động của thời tiết xấu được cho là sẽ tác động đến lớn đến tình hình tiêu thụ thép trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, tốc độ giải ngân đầu tư công cũng không được như kỳ vọng cũng khiến nhu cầu thép trong nước giảm. Theo đó, những yếu tố này buộc các nhà sản xuất tìm cách cắt giảm sản xuất, khiến thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Việt Nam tiếp tục suy yếu.
Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam tiếp tục giảm sâu, về mức 660-665 USD/tấn
So với mức giá cho các lô hàng tháng 7 được bán ở mức 750 USD/tấn thì nay đã giảm xuống dưới 700 USD/tấn. Cụ thể, mặt hàng SAE HRC cho lô hàng tháng 8 của Ấn Độ được chào bán tại thị trường Việt Nam ở mức 660-665 USD/tấn.
Tương tự, giá chào cho loại thép SAE 1006 HRC xuất xứ Trung Quốc là 670-680 USD/tấn. Trong khi đó, các nhà sản xuất của Nhật Bản lại chào bán với giá 680-690 USD/tấn.
Hiện nhu cầu của các nhà sản xuất thép trong nước đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng SAE 1006 yếu hơn so với mặt hàng SS400 HRC. Được biết, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của những doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép trong nước như Hoa Sen hay Nam Kim. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện vẫn chủ yếu phụ thuộc nguồn nguyên liệu bên ngoài do không tự sản xuất được.
Trong giai đoạn 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép xuất khẩu vẫn có xu hướng chững lại, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý 4 năm 2021.
Các công ty tôn mạ như Hoa Sen và Nam Kim đã nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu thực hiện cho đến cuối tháng 7 và tháng 8 với sản lượng khoảng 60 nghìn tấn/tháng. Tuy nhiên, việc các đơn hàng xuất khẩu đang có xu hướng chậm lại trong thời gian gần đây.
Trước nhà, các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng HRC trong nước cũng đã thông báo điều chỉnh giảm giá mặt hàng này. Cụ thể, nhà máy Hòa Phát Dung Quất đã giảm mặt hàng này xuống thêm 75-80 USD/tấn. Theo đó, giá loại SAE1006 HRC hiện đang ở mức 705 USD/tấn, loại SS400 có giá 695 USD/tấn.
Đối với thép xây dựng, mới đây nhiều doanh nghiệp thép thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm trong ngày 27.6 với mức giảm thêm 300.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 7 kể từ ngày từ đầu năm, hiện mặt bằng giá chung của các thương hiệu thép xây dựng đã về mức dưới 17 triệu đồng/tấn.
Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, giá thép trong nước sẽ tiếp tục giảm trong tháng 7, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý 3.2022.
-
Nhu cầu thép ở ASEAN phục hồi nhờ hưởng lợi từ các dự án hạ tầng
Đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép, đặc biệt là thép xây dựng tại các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....