Trong năm 2022, thị trường thép cán nóng HRC thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép CRC, tôn mạ, ống thép sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Được biết, mặt hàng thép HRC là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của những doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép trong nước như Hoa Sen hay Nam Kim. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện vẫn chủ yếu phụ thuộc nguồn nguyên liệu bên ngoài do không tự sản xuất được.
Giá thép cuộn cán nóng HRC nhập khẩu vào Việt Nam liên tục giảm trong tháng 9/2022
Tuy nhiên, do nhu cầu về mặt hàng thép HRC ở trong nước suy yếu và thiếu thanh khoản tiếp tục làm giảm hoạt động mua trong giai đoạn này.
Cụ thể, so với mức giá cho các lô hàng tháng 8 được bán ở mức 660-665 USD/tấn thì nay đã giảm xuống dưới 600 USD/tấn. Cụ thể, mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC SS400 cho lô hàng tháng 9 của Trung Quốc được chào bán tại thị trường Việt Nam ở mức 580 USD/tấn.
Tương tự, giá chào cho loại thép HRC SS400 dày 3-12mm cho lô hàng tháng 11 được cho là đã đạt 575 USD/tấn, sau đó giảm xuống 568 USD / tấn do không có đơn đặt hàng. Với các lô hàng giao tháng 12, mức giá cho loại thép nguyên liệu này ở mức 560 USD/tấn.
Do nguồn cung cấp cho mặt hàng SAE 1006 HRC khan hiếm nên giá bán loại thép HRC có xuất xứ từ Trung Quốc được chào bán với giá khoảng 605-610 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán HRC của Đài Loan và Ấn Độ cho lô hàng giao trong tháng 10 hiện cũng có giá 610 USD/tấn.
Mới đây, các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng HRC trong nước cũng đã thông báo điều chỉnh giảm giá mặt hàng này. Cụ thể, Formosa Hà Tĩnh đã thông báo điều chỉnh giá thép HRC nội địa trong ngày 15/9 ở mức 610 USD/ tấn cfr tại TP.HCM cho các lô hàng tháng 11.
Còn trong số liệu cập nhật nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép cuộn cán nóng HRC giao dịch ngày 6/9 tại CFR cảng Đông Á ở mức 566 USD/tấn, giảm khoảng 40 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 8 trước đó.
Tuy nhiên, sau một thời gian đi xuống, đà giảm giá thép dường như đã chững lại. Hiện chênh lệch giá thép cuộn cán nóng HRC giữa Việt Nam và EU ổn định ở mức 200-250 USD/tấn trong khoảng 1 tháng trở lại đây.
Năm nay, việc nhu cầu thép trong nước đang ở mức thấp lại cộng thêm tác động của thời tiết xấu được cho là sẽ tác động đến lớn đến tình hình tiêu thụ thép trong giai đoạn này.
Với việc nhu cầu yếu cùng tồn kho tăng cao buộc các nhà sản xuất tìm cách cắt giảm sản xuất, khiến thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Việt Nam tiếp tục suy yếu.
-
Thép phế tăng, giá nhiều nguyên liệu sản xuất thép vẫn còn giảm
Trong khi giá thép phế liệu nội địa và nhập nhập quay đầu tăng thì các nguyên liệu khác như quặng sắt, than mỡ luyện cốc, thép cuộn cán nóng HRC vẫn tiếp đà giảm mạnh sau thời gian tăng nóng hồi đầu năm.








-
Nhiều hãng thép lớn trong nước điều chỉnh tăng giá bán
Ngày 15/5, hàng loạt doanh nghiệp thép lớn tại Việt Nam đã thông báo điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm thép cây và thép cuộn.
-
Thị trường kim loại đồng loạt tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực khi có tới 8/10 mặt hàng trong nhóm này tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Giá thép tại Mỹ hạ nhiệt, thị trường đang báo hiệu điều gì?
Từ đỉnh gần 1.000 USD/tấn, giá thép HRC tại Mỹ bất ngờ rơi xuống 952 USD/tấn chỉ trong hai tuần. Đợt giảm sâu này đang khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về xu hướng sắp tới của ngành thép toàn cầu....