Theo đó, đối với thành phố Pleiku, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,65 km2, quy mô dân số là 6.355 người của xã Tân Sơn vào xã Biển Hồ. Sau khi nhập, xã Biển Hồ có diện tích tự nhiên là 28,84 km2 và quy mô dân số là 16.734 người. Xã Biển Hồ giáp xã Trà Đa, các phường Đống Đa, Thống Nhất, Yên Thế; huyện Chư Păh và huyện Đak Đoa.
Sau khi sắp xếp, thành phố Pleiku có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 07 xã.
Đối với huyện Kbang, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 6,217 km2, quy mô dân số là 284 người của xã Đăk Hlơ để nhập vào xã Nghĩa An. Sau khi điều chỉnh, xã Nghĩa An có diện tích tự nhiên là 41,62 km2 và quy mô dân số là 4.571 người. Xã Nghĩa An giáp các xã Đak Smar, Đông, Kông Bơ La; thị xã An Khê và tỉnh Bình Định.
Cũng tại huyện Kbang, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 13,33 km2, quy mô dân số là 2.597 người của xã Đăk Hlơ sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên vào xã Kông Bơ La. Sau khi nhập, xã Kông Bơ La có diện tích tự nhiên là 54,2 km2 và quy mô dân số là 5.889 người. Xã Kông Bơ La giáp các xã Đông, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An; thị xã An Khê và huyện Đak Pơ.
Sau khi sắp xếp, huyện Kbang có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 01 thị trấn.
Nghị quyết cho biết, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố); 218 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 180 xã, 24 phường và 14 thị trấn).
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Gia Lai tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể số lượng các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng phương án và lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
-
Cổ phiếu Đức Long Gia Lai bị cảnh báo nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc
HoSE cảnh báo cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, nếu báo cáo kiểm toán năm nay tiếp tục có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
-
Doanh nghiệp ông Trần Bá Dương trả HAGL hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán nợ trái phiếu
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa báo cáo về việc trả bớt nợ trái phiếu phát hành năm 2016.
-
"Gồng lỗ” lũy kế hơn 2.500 tỷ, cổ phiếu đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết, "cây đũa thần" nào đã giúp doanh nghiệp này “hồi sinh”?
Từng chìm sâu trong khó khăn với khoản lỗ lũy kế vượt 2.500 tỷ đồng, cổ phiếu bị cảnh báo nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, Đức Long Gia Lai bất ngờ tạo cú sốc khi công bố đã tất toán toàn bộ khoản nợ tại Sacombank với số tiền hơn 650 tỷ...
-
Một doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về thuế, có tình tiết tăng nặng
Ngày 29/12, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT thông báo việc đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục Thuế tỉnh Gia Lai.