Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 5/8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã làm rõ về đề xuất quy định thời gian điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, thay vì 6 tháng/lần như quy định hiện hành.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí về đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng 1 lần. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dẫn Quyết định số 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ở mức dưới 5% (cụ thể là từ 3% đến dưới 5%). Quy định này nhằm đảm bảo mức độ tự quyết của doanh nghiệp trên khung giá đã được Chính phủ quy định.
Về chu kỳ điều chỉnh giá điện, do ảnh hưởng của địa chính trị thế giới, giá nhiên liệu thế giới tăng cao từ cuối quý 1/2022. Chi phí nhiên liệu mà Việt Nam phải nhập khẩu để sản xuất điện tăng theo giá thế giới làm chi phí mua điện của EVN tăng cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính và dòng tiền của tập đoàn.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, EVN đã đề xuất điều chỉnh tăng giá điện vào các năm 2022, 2023 để đảm bảo dòng tiền, tình hình tài chính. Với biến động thông số đầu vào (chủ yếu là giá nhiên liệu), kết quả tính toán cho thấy giá điện cần điều chỉnh tăng ở mức tương đối cao để đảm bảo dòng tiền cho EVN.
"Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 cũng như năm 2023, Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến là cần nghiên cứu, điều chỉnh giá điện theo lộ trình từng bước cho phù hợp, tránh điều hành giật cục, tránh gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân", ông Hải nhấn mạnh.
Bộ Công thương đã nghiên cứu, trong dự thảo đã đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá bán điện xuống còn 3 tháng/lần. "Sự điều chỉnh này phù hợp với quy định hiện nay, bởi theo Quyết định 24 đã quy định EVN phải báo cáo, tính toán giá điện cập nhật hàng quý. Đề xuất mới hoàn toàn phù hợp với quy định này", ông Hải cho biết.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh điện là mặt hàng "nhạy cảm" tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nên việc thực hiện điều chỉnh giá điện với mức độ, thời điểm… phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo việc điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị và kinh tế xã hội.
Trước đó, Bộ Công Thương đã đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trong đó đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng/lần kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.
Giá điện sẽ được tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN.
Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ ngày 4/5/2023. Mới đây, Bộ Công Thương cũng đưa ra lấy ý kiến về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo đó, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt được đề xuất rút ngắn còn 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện hành.
-
Chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Chính phủ về điều hành giá điện
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.
-
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện nay và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Đáng chú ý, hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 25/11
Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm các quy định như đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; xác định giá thị trường và trách nhiệm của các đơn vị tham gia th...
-
3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025
Năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên theo 3 kịch bản được Bộ Công Thương thống nhất.