Ảnh minh hoạ.
Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Geleximco đạt hơn 11.516 tỷ đồng, cao hơn 66 tỷ so với thời điểm đầu năm.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,43 lần, tương ứng nợ phải trả hơn 16.468 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 4.146 tỷ, giảm 7% so với năm trước.
Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản (vốn chủ sở hữu + nợ phải trả) của Geleximco đạt khoảng 27.984 tỷ đồng, giảm 1.900 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng giảm 6,4%.
Xuất thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Geleximco ra đời năm 1993, đến nay đã trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, tập trung vào 5 lĩnh vực, gồm sản xuất công nghiệp, tài chính - ngân hàng, bất động sản, thương mại – dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
Trong lĩnh vực bất động sản nhiều dự án mang thương hiệu Geleximco đã được phát triển như Khu đô thị Thành phố giao lưu, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn, Khu văn phòng tại Hoàng Cầu (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), Tòa nhà An Bình Plaza.
Ngoài ra, Tập đoàn Geleximco đang phát triển các dự án khu đô thị sinh thái tại Hòa Bình, Quảng Ninh hay Lao Cai. Mới đây tập đoàn đưa vào vận hành sân golf Geleximco Hilltop Valley Golf Club, được xem là một trong những sân có địa hình đẹp nhất Việt Nam.
Trong lĩnh vực tài chính, Geleximco sáng lập ngân hàng An Bình và các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán An Bình hay Công ty Đầu tư tài chính An Bình.
Geleximco còn là một trong những cổ đông sáng lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Honda Việt Nam (VAP) với tổng vốn đầu tư trị giá 90 triệu USD, đồng thời đang là cổ đông lớn của CMC Corporation với tỷ lệ sở hữu 10%.
Tập đoàn vừa gây chú ý khi dậy sóng thông tin đang 'bắt tay' với nhà đầu tư Trung Quốc sản xuất ô tô điện.
-
Hoà Bình công bố 19 dự án chưa đủ điều kiện giao dịch, Geleximco, Sudico, Lã Vọng… bị điểm tên
Trong danh sách 19 dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản tại Hoà Bình, có dự án của Geleximco, Sudico, Sông Đà, Lã Vọng…