"Khi nhà đầu tư tăng giá, hoặc không muốn cho thuê nhằm sử dụng đất vào mục đích khác thì doanh nghiệp bán lẻ buộc phải điều chỉnh, tái cấu trúc", ông Quyền nói.
Cụ thể, theo ông Quyền, Fivimart không đàm phán được hợp đồng do chủ đầu tư tăng giá thuê. "Như vậy, rõ ràng, trong khi giá cả tăng cao, chi phí đắt đỏ, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc. Quan điểm cửa Bộ Công Thương là việc đóng cửa này là hết sức bình thường", ông Quyền nhấn mạnh.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho rằng, từ câu
chuyện nhỏ của Fivimart cần đặt ra vấn đề phải suy nghĩ là tìm cơ chế để
hệ thống bán lẻ dễ tiếp cận với cơ sở hạ tầng đất đai. Thực tế, hệ
thống bán lẻ ở Hà Nội và TP HCM đang phát triển rất tốt, cụ thể như
Hapro, Co.op Mart có cơ hội trực tiếp với đất đai thông qua Nhà nước nên
tăng trưởng cao.
"Bộ Công Thương cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư đang sửa đổi nghị định 108 để đưa hạ tầng thương mại vào danh mục ưu đãi đầu tư. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế, thuê đất ban đầu… để các hệ thống phân phối bán lẻ có thể triển tốt", ông Quyền khẳng định.
Trước đó, Fivimart đóng cửa siêu thị nhưng không thông báo trước với nhà cung cấp, 3 ngày nay, hàng chục người chực chờ quanh ở quận 7, TP HCM, để đòi nợ. Có người lấy hàng tồn trong kho để trừ nợ nhưng vẫn không đủ. Lãnh đạo Fivimart cho biết, không có chuyện công ty phá sản, không thanh toán cho nhà cung cấp. Siêu thị đã gửi công văn tới tất cả nhà cung cấp nói rõ lý do ngưng hoạt động và yêu cầu đến làm thủ tục trả hàng, quyết toán.