Được biết, Các nhà máy thép Đông Nam Á và Ấn Độ đang là nhà cung cấp thép cuộn cán nóng HRC lớn nhất cho EU trong năm nay với thị phần nhập khẩu HRC của khối lên 46%, tăng từ 38% của năm 2021.
EU xem xét áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện EU đang đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 17% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.
Việc tăng trưởng xuất khẩu sắt thép cho thấy các doanh nghiệp ngành thép ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà hiệp định EVFTA mang lại. Tuy nhiên, xuất khẩu thép có xu hướng chững lại trong những tháng gần đây và dự báo sẽ giảm tốc trong các quý tới do ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ của EU.
Mới đây, EU đã bổ sung Việt Nam vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng HDG từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022 và tăng 4%/năm trong 2 năm tới.
Theo EU, sản lượng xuất khẩu HDG của Việt Nam sang châu Âu ước đạt 979.000 tấn vào năm 2021. Với điều chỉnh này, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
Trong năm 2022, các nhà cung cấp Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ đều đã tăng cường cung cấp mặt hàng cho châu Âu. Cụ thể, Nhật Bản đã tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu HRC sang EU trong 9 tháng đầu năm nay, lên 12% trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai sau Thổ Nhĩ Kỳ. Trong phân khúc thép dẹt, nhập khẩu từ Nhật Bản hiện chiếm 25% thị phần của thị trường này.
Tuy nhiên, không quốc gia nào trong số này phải đối mặt với bất kỳ khoản thuế chống bán phá giá hoặc trợ cấp bổ sung nào ngoài hạn ngạch tự vệ của EU.
Trước những lo ngại lượng thép nhập khẩu gia tăng đột biến, Ủy ban Châu Âu đang xem xét mức thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu thép từ nhà sản xuất Ấn Độ, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Do đó, các nhà máy thép tại Nhật Bản cũng như Châu Á đã dè dặt hơn trong việc xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC sang EU bởi lo ngại về khả năng EU sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại.
-
Thép cuộn cán nóng nhập khẩu đồng loạt tăng giá
Trong bối cảnh sản xuất bị cắt giảm và giá bán nội địa tăng cao, các nhà xuất khẩu thép của Trung Quốc và Ấn Độ đồng loạt tăng giá bán thép cuộn cán nóng HRC tại thị trường Việt Nam.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…