Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sacombank liên tục là cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng nhiều nhất kể từ giữa tháng 11/2022 đến nay.

Cổ phiếu STB kín room ngoại sau phiên giao dịch ngày 9/2 và đã chính thức chạm trần room ngoại 30%. Ảnh minh hoạ.

Cổ phiếu STB được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong phiên 9/2, với khối lượng hơn 11,3 triệu đơn vị, giá trị tỷ đồng 284 tỷ đồng.

Hiện nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 564 triệu cổ phiếu STB, tương đương gần 30% vốn cổ phần ngân hàng.

Cổ phiếu STB là cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng nhiều nhất kể từ giữa tháng 11/2022 đến nay. Tính riêng 5 phiên giao dịch đầu tháng 12, các nhà đầu tư nước ngoài đã gom ròng hơn 31,7 triệu cổ phiếu STB, giá trị gần 657 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm quỹ Dragon Capital do bà Trương Ngọc Phương là đại diện đã mua ròng 5,11 triệu cổ phiếu Sacombank, nâng lượng sở hữu lên hơn 99,038 triệu đơn vị, tương đương 5,2534% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng này. Trong đó, quỹ DC Developing Markets Strategies Public mua nhiều cổ phiếu nhất với 3,01 triệu đơn vị; Vietnam Enterprise Investments Limited và Wareham Group Limited cũng mua thêm lần lượt 2,5 triệu và 500.000 cổ phiếu STB.

Tổng cộng 8 phiên giao dịch từ đầu tháng 2/2023 đến, khối ngoại mua gom hơn 50,6 triệu cổ phiếu và bán ra chưa đến 8 triệu cổ phiếu STB.

Cũng từ đầu tháng 2/2022 đến nay, cổ phiếu STB đã giảm từ vùng giá 27.100 đồng/cổ phiếu xuống 23.650 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 10/2/2023.

Như vậy, sau chuỗi ngày mua ròng mạnh kéo dài khiến cổ phiếu STB kín room ngoại sau phiên giao dịch ngày 9/2 và đã chính thức chạm trần room ngoại 30%.

Trong báo cáo chiến lược thị trường năm 2023, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá năm 2023 ngành ngân hàng sẽ tiếp tục hành trình vượt bão trong chu kỳ bất động sản đi xuống cùng với triển vọng kém tích cực của xuất nhập khẩu, nhưng khả năng chống chịu của từng ngân hàng sẽ tùy thuộc vào chất lựơng tài sản và mức độ thận trọng của ngân hàng trong những năm qua.

Mặc dù đứng trước những rủi ro bất định từ vĩ mô thế giới cùng với nội tại nền kinh tế, VDSC nhận thấy rằng định giá ngành ngân hàng đã về mức thấp trong 10 năm qua. Do đó, khó khăn phía trước sẽ mang lại cơ hội lựa chọn và tích lũy cổ phiếu và nắm giữ dài hạn cho hành trình phục hồi và tăng trưởng trở lại từ năm 2024.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.