Ảnh minh hoạ
Bùng nổ nguồn cung
Theo ông Powell, sau một năm trì hoãn bởi dịch Covid-19, làn sóng nguồn cung căn hộ dịch vụ mới sẽ bùng nổ.
Cụ thể, trong quý 4, nguồn cung tăng 16% theo năm, đạt 5.380 căn. Trong bốn dự án mới vào thị trường, một dự án có quy mô lớn nằm tại Gia Lâm, mở ra khu vực phát triển mới cho thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội. Sau thời gian dài chờ đợi, ba dự án khác mở cửa tại các quận trung tâm.
Công suất trung bình đạt 67%, giảm 2 điểm phần trăm theo quý. Trong khi công suất hạng A tăng 5 điểm điểm phần trăm theo quý, hạng B giảm 13 điểm phần trăm theo quý do công suất thấp từ những dự án mới hoạt động.
Giá thuê trung bình đạt 25 USD/m2/tháng, giảm 2% theo quý và 5% theo năm. Giá thuê tại hạng A và hạng C tăng, nhưng hạng B giảm nhẹ.
“Sự hợp tác giữa các chủ đầu tư trong nước và các đơn vị quản lý thương hiệu nước ngoài đang gia tăng, đảm bảo hoạt động tối ưu cho các dự án lớn”, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết.
Số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, các đơn vị quản lý thương hiệu vận hành 44% tổng số căn từ 18 dự án. Trong đó, chín đơn vị quản lý thương hiệu hạng A cung cấp 93% tổng số căn có thương hiệu. Hạng B và hạng C vẫn hạn chế sự hiện diện của các đơn vị vận hành quốc tế.
Trong quý 4/2020, AccorHotels mở cửa dự án thứ hai tại Hà Nội và Onyx Hospitality Group khởi động thương hiệu Saffron Collection lần đầu tại Hà Nội cũng như tại Việt Nam.
Khách thuê mở rộng từ thị trường KCN
Chuyên gia Savills dự báo, nguồn khách thuê hiện tại dự kiến sẽ mở rộng vào năm 2021 nhờ sức nóng từ thị trường khu công nghiệp.
Số liệu thống kê cho thấy, lượng FDI đăng ký vào Hà Nội trong năm 2020 đạt xấp xỉ 712 triệu USD, tương đương 52% lượng đầu tư trong năm 2019. Singapore và Đài Loan vươn lên và trở thành hai quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các công ty châu Á tiếp tục được kỳ vọng là nguồn khách thuê chủ lực.
Trong khi chi phí nhân công trung bình dần tăng lên và chính sách ưu đãi dành cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bị xóa bỏ tại Trung Quốc, Việt Nam gia tăng tiềm năng để trở thành nhà xưởng sản suất của thế giới.
Trong năm 2020, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn đầu với 48% nguồn FDI đầu tư cả nước. Các tỉnh miền Bắc chiếm 60% lượng đăng ký mới của ngành này.
Nói về triển vọng của thị trường căn hộ trong năm 2021, ông Powell cho biết sẽ có tổng 16 dự án tương lai cung cấp 2.186 căn. Trong đó, nguồn cung mới phân bổ 80% tại quận Tây Hồ và 20% tại quận Nam Từ Liêm, Ba Đình và Đống Đa.
Do các nguồn lực phát triển có hạn và các đơn vị quản lý nội địa còn ít kinh nghiệm, xu hướng hợp tác giữa những chủ đầu tư trong nước và đơn vị vận hành có thương hiệu đang gia tăng. Đáng chú ý, có sáu đơn vị quản lý quốc tế dự kiến sẽ quản lý 89% tổng nguồn cung tương lai tại Hà Nội.
-
Ôm tiền "lướt sóng" đất, đại gia Hà Nội mất trắng cả chục tỷ đồng
Sau khi "sốt đất" đi qua, một số nhà đầu đã lỡ gom đất nông nghiệp số lượng lớn lâm vào cảnh trắng tay, thua lỗ cả chục tỷ đồng.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....