Trên cơ sở dự báo này, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2015, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng khoảng 80 - 90 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng 120 - 130 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, các dây chuyên sản xuất phải có công suất thiết kế không nhỏ hơn 2.500 tấn clanhke/ngày. Bên cạnh đó phải có công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu, năng lượng; đầu tư đồng bộ hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng nhiên liệu thay thế...
Về sản phẩm, Quy hoạch nêu rõ, nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng, đa dạng hóa các chủng loại xi măng đáp ứng các nhu cầu xây dựng đặc biệt như: Xi măng mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền xâm thực và các loại xi măng khác.
Về định hướng, việc đầu tư phát triển xi măng trong từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng. Bên cạnh đó, tổng công suất thiết kế tối đa cho xi măng phải phù hợp từng vùng kinh tế.
Đến giai đoạn 2020 – 2030, việc đầu tư sản xuất xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng; nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nghiên, cứu giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và nhân công trong sản xuất xi măng.