1 đồng tiền đất, 9 đồng tiền xây
Trong thời kỳ “phát điên” vì đất, để có được một căn biệt thự tại dự án Splendora khách hàng phải “vung tay” với khoản tiền chênh lên đến cả vài tỷ đồng, thậm chí có căn vị trí đẹp lên đến 10-11 tỷ đồng.
Với sự chống lưng của An Khánh JVC ( liên doanh giữa Vinaconex và Posco E&C Hàn Quốc) nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào “nơi ước đến, chốn mong về” Splendora xứng với “đồng tiền bát gạo” mà họ bỏ ra.
Trong sự trượt dốc của thị trường BĐS, sóng Splendora cũng không nằm ngoài vòng xoáy. Từ năm 2010 đến nay, giao dịch trên thị trường tại dự đã ‘bốc hơi” đi cả vài tỷ đồng.
Trong số những dự án “khủng” trên thị trường lúc bấy giờ còn đang nằm phơi sương, đắp chiếu thì Splendora là một trong số những dự án đã và đang được đảm bảo triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên, niềm tin của nhiều nhà đầu tư đang dần bị nguội lạnh từ những con số CPI tăng chênh lệch giữa HĐGV và HĐMB, mập mờ khoản tiền chênh qua sàn…
Theo phản ánh của nhiều khách hàng tại dự án, khi chuyển từ HĐGV sang HĐMB chủ đầu tư lại cho áp một giá riêng tăng giá bán 10% giá trị hợp đồng do tính tỷ giá USD cao hơn thực tế và việc áp trượt giá theo chỉ số CPI. Tính ra mỗi căn liền kề, biệt thự đội giá lên từ 500 – 1,3 tỷ đồng.
Niềm tin của nhiều nhà đầu tư tại Splendora đang dần bị nguội lạnh từ những con số CPI tăng chênh lệch giữa HĐGV và HĐMB, mập mờ khoản tiền chênh qua sàn…
Trước thông tin An Khánh JVC khẳng định sẽ xem xét lại việc điều chỉnh giá bán nhưng sẽ phải trình Hội đồng thành viên quyết định xem xét và phê duyệt thì với nhà đầu tư họ không đi xin giảm giá mà chỉ yêu cầu quyền lợi.
Cùng với việc “đội giá” hợp đồng, tính ra mỗi căn biệt thự liền kề tại đây thì giá trị là 1 đồng tiền đất 9 đồng tiền xây. Giá trị lô đất lại chỉ chiếm phần nhỏ (3-5% giá trị hợp đồng), còn lại đến 95% là giá trị hạ tầng và giá trị xây dựng biệt thự với chi phí xây dựng lên đến vài chục triệu đồng mỗi m2 sàn.
Trong khi đó, bảng phụ lục nguyên vật liệu xây dựng lại rất chung chung. Như chủ đầu tư chỉ ghi phòng khách sàn lát gạch, tường thì sơn, trần bằng thạch cao, của bằng gỗ,…mà không được quy định là chủng loại nào, hãng nào. Thiết bị vệ sinh cũng không rõ là của hãng nào… khiến chất lượng công trình hàng tỷ đồng vẫn còn là dấu hỏi.
Chênh vênh tiền chênh
Khách hàng đấu tranh để yêu cầu theo đúng quyền lợi cho mình nhưng rất mong sự hợp tác và thiện chí.
Chỉ có điều, các sàn giao dịch này đã thu nhiều khoản phí “không tên” như phí tư vấn, phí dịch vụ...với số tiền từ 60 - 100 triệu đồng/căn mà không có hóa đơn, chứng từ.