Kêu gọi đầu tư 182 dự án bất động sản, dịch vụ, thương mại và du lịch
Ngày 7/8 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định có báo cáo số 144/BC-UBND gửi đến Văn phòng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2023.
Trong báo cáo, UBND tỉnh Bình Định cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh thu hút được 50 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 11.561 tỷ đồng. Trong đó có 11 dự án trong KKT và KCN với tổng vốn đăng ký trên 503 tỷ đồng và 39 dự án ngoài KKT và KCN với tổng vốn đăng ký trên 11.058 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện tăng vốn đầu tư 46 dự án với tổng vốn tăng thêm 3.770 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính đến nay toàn Bình Định có 86 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,128 tỷ USD. Trong đó có 48 dự án ngoài KKT và KCN với tổng vốn đăng ký 245,628 triệu USD và 38 dự án trong KCN và KKT với tổng vốn 882,82 triệu USD.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định cũng đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề xuất thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Trong thời gian tới, Bình Định tiếp tục tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào năm trụ cột chính, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết danh mục loạt dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, ưu tiên kêu gọi đầu tư 26 dự án trong lĩnh vực công nghiệp; 44 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng; 182 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thương mại và du lịch;….
Trong số 182 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thương mại và du lịch nói trên có 26 dự án trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội như, dự án mở rộng về phía Tây Khu du lịch Hải Giang Merry Land quy mô 10.000 tỷ đồng; Khu Biệt thự nghỉ dưỡng học viện golf quy mô 1.809 tỷ đồng; Khu du lịch Eo Gió quy mô 1.600 tỷ đồng; Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn quy mô 2.000 tỷ đồng; Khu khách sạn cao tầng tại Điểm số 1 quy mô 6.000 tỷ đồng;…
Bình Định sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới?
Ngày 9/8, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Bình Định phấn đấu trở thành phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, với tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 – 2030 bình quân từ 8,5% trở lên, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 204-213 triệu đồng/người.
Bình Định sẽ là động lực tăng trưởng của Tiểu vùng Trung Trung bộ; gắn kết và tác động lan tỏa đối với các tỉnh Bắc Tây nguyên.
Kinh tế tỉnh Bình Định sẽ phát triển nhanh, bền vững và xanh hơn dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, logistics và vận tải, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa.
Bình Định sẽ có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, hệ thống đô thị phát triển theo hướng đô thị thông minh. Trong đó, tập trung phát triển đô thị Quy Nhơn hiện đại về không gian, kiến trúc, khai thác tiềm năng, lợi thế đặc biệt về cảnh quan và khí hậu khu vực ven đầm Thị Nại, đồng thời quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội,…
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Bình Định đã xác định hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện.
Đơn cử, tỉnh sẽ tập trung thực hiện, phối hợp thực hiện công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng.
Trong đó, phát triển chuỗi đô thị ven biển gắn kết với hệ thống đô thị của Tiểu vùng Trung Trung bộ; khẩn trương hoàn thành và triển khai có hiệu quả quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai dự án tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku - Kon Tum; đầu tư hoàn thành đường ven biển;…
Một số nhiệm vụ và giải pháp khác cũng sẽ được tỉnh Bình Định ưu tiên triển khai thực hiện trong thời gian tới, như tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu;…
Thông qua quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 UBND tỉnh Bình Định vừa báo cáo Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại phiên họp, hầu hết ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia đồng tình, đánh giá cao khát vọng của Bình Định trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, với cấu trúc không gian đô thị phát triển theo mô hình 02 vùng – 03 cực phát triển– 03 hành lang kinh tế. Trong 2 vùng kinh tế, phân vùng Bắc gồm 4 đơn vị hành chính: Thị xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân, huyện Phù Mỹ, huyện An Lão. Đây là vùng phát triển bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái, sản xuất thiết bị phụ trợ phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, chế biến gang thép, đóng tàu, cảng biển chuyên dùng, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản công nghệ cao. Riêng phân vùng Nam gồm 7 đơn vị hành chính: TP. Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh, huyện Phù Cát, huyện Tây Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Đây là vùng động lực chính của tỉnh, phát triển đa ngành: Công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, vận tải biển, đô thị thông minh. Trong 3 cực phát triển, thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận được xác định là động lực chính, hạt nhân phát triển phía Nam tỉnh; Thị xã Hoài Nhơn là cửa ngõ phía Bắc đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía Bắc tỉnh; huyện Tây Sơn (Đô thị Tây Sơn dự kiến) là cực phía Tây và là hạt nhân thúc đẩy phát triển phía Tây của tỉnh. Trong 3 hành lang kinh tế, hành lang kinh tế Bắc Nam phát triển dọc theo Quốc lộ 1, kết nối các đô thị và CCN, KCN của Bình Định với các CCN, KCN dọc duyên hải miền Trung, phát triển công nghiệp, đô thị và thúc đẩy giao thương Bắc Nam. Hành lang kinh tế biển phát triển dọc tuyến đường bộ ven biển (ĐT 639), kết nối các không gian kinh tế ven biển, phát triển đô thị du lịch dịch vụ biển, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu, cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản ứng dụng công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Cuối cùng là hành lang kinh tế Đông Tây phát triển dọc theo các tuyến giao thông Đông Tây của QL 19, thúc đẩy giao thương kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Kết thúc phiên họp thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đồng ý thông qua Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. |
-
Tiến độ giải phóng mặt bằng loạt dự án giao thông quy mô lớn tại Bình Định đang ra sao?
Bình Định đang đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn. Đây là các dự án động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
-
Khi nào hoàn thành dự án Khu dân cư Phú Mỹ Lộc hơn 500 tỷ đồng tại Bình Định?
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Phú Mỹ Lộc của Công ty Cổ phần Đầu tư TCV đầu tư tại phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn....
-
Những ai muốn mua đất đấu giá tại thành phố Quy Nhơn cần biết thông tin này
Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Định vừa thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại các khu quy hoạch dân cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
-
Những khu vực nào tại Bình Định sẽ lên thành phố, thị xã trong thời gian tới?
Ngay trong năm 2025, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu sẽ có thêm một thành phố và một thị xã. Định hướng đến năm 2035, toàn tỉnh sẽ có 18 đô thị các loại.