Cụ thể, ngày 23/3, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Long trao 13 quyết định, cam kết đầu tư với tổng vốn 19.600 tỷ đồng.
Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, nông thủy sản, giày da; sản xuất bê tông, dây điện ôtô, kho xăng dầu; xây dựng khu đô thị...
Ngày 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024 với chủ đề Tiền Giang “Cơ hội đầu tư - Đồng hành phát triển”.
Tại sự kiện, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án, với tổng số vốn gần 17.000 tỷ đồng và trao quyết định chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án khác với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng.
Thủ tướng và các đại biểu xem sa bàn Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: VGP
Tiền Giang rộng hơn 2.500 km2, dân số trên 1,7 triệu người, là địa phương kết nối các tỉnh miền Tây đi Long An, TP.HCM.
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phấn đấu đưa Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị; là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.
Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Quy hoạch đã xác định rõ động lực mới, quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội Tiền Giang thời gian tới. Trong đó, các định hướng, ưu tiên phát triển là: Một dải, ba tâm, bốn hành lang kinh tế, ba khâu đột phá phát triển.
Một dải ven sông Tiền; ba tâm gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo; bốn hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50B, hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và Quốc lộ 50, hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; ba khâu đột phá phát triển: Hạ tầng, cải cách hành chính - cải thiện môi trường đầu tư và nguồn nhân lực.
Vĩnh Long rộng hơn 1.479 km2, nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu; dân số hơn một triệu người.
Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái; một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu;…
-
Loạt dự án “khủng” nào sẽ được Vĩnh Long xúc tiến đầu tư vào ngày mai (23/3)
Ngày mai (23/3), Vĩnh Long sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, số 68 đường Võ Văn Kiệt, phường 9, TP.Vĩnh Long.
-
Vĩnh Long có thêm Cụm công nghiệp 662 tỷ đồng
Cụm công nghiệp Tân Bình được phê duyệt với quy mô diện tích 40,72ha, tổng vốn đầu tư 662 tỷ đồng. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án là Công ty Cổ phần Tân Bình Group.
-
Khu du lịch Mang Thít có gì mà khiến cả Đồng bằng sông Cửu Long phải trông đợi? Câu trả lời nằm trong quy hoạch 3.060ha
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 2312/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu lò gạch, gốm Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2045 với quy mô khoảng 3.060ha.
-
Bộ GTVT nói gì về dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 54?
Quốc lộ 54 đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn giao thông nên cử tri kiến nghị sớm được nâng cấp, sửa chữa.