Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so vồi cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, cao hơn 7 điểm phần trăm so với mức tăng của 9 tháng.
Trong đó, có 2.608 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15,29 tỷ USD, tăng 66,1% về số dự án và tăng 54% về số vốn so với cùng kỳ.
Đồng thời có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 5,33 tỷ USD, tăng 19,4% về số lượt nhưng giảm 39% về số vốn so với cùng kỳ.
Ngoài ra, còn có 2.836 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tuy giảm 5,4% so với cùng kỳ về số lượt, nhưng lại tăng 35,4% về số vốn, đạt hơn 5,13 tỷ USD.
Số liệu thống kê cho thấy, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bình Dương…
Đáng chú ý, trong tháng 10/2023, Quảng Ninh cấp 2 dự án đầu tư mới có vốn đầu tư lớn, là dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko solar Hải Hà Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD và dự án Nhà máy Lite-on Quảng Ninh, với tổng vốn đầu tư 690 triệu USD.
Nhờ hai dự án này, Quảng Ninh vượt lên dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,09 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Quảng Ninh vượt lên dẫn đầu về thu hút vốn FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,09 tỷ USD.
Trong khi đó Hải Phòng đứng vị trí thứ hai trong số các địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng qua với hơn 2,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,14 lần so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư của Hải Phòng tăng mạnh trong 10 tháng qua là do có Dự án LG Innotek Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn thêm 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, dự án Nhà máy Sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance, vốn đầu tư 500 triệu USD.
Mặc dù vậy, nếu xét về số dự án, TP.HCM là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (38%), số lượt dự án điều chỉnh (25,3%) và góp vốn, mua cổ phần (66,6%).
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống, như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 81,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước trong 10 tháng.
-
Vốn FDI vào Việt Nam có thể vượt 27 tỷ USD
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo vốn FDI vào Việt Nam năm nay có thể vượt 2022 nhờ vào những yếu tố hỗ trợ cả trong và ngoài nước.








-
Bắc Ninh đón gần 2,8 tỷ USD vốn FDI, loạt siêu đô thị tỷ đô ồ ạt đổ bộ
Nửa đầu năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là “thỏi nam châm” hút dòng vốn ngoại khi thu hút gần 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái....
-
Tỉnh sát vách Hà Nội hút gần 4,5 tỷ USD chỉ sau 5 tháng
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, Hưng Yên đã tạo cú hích lớn trên bản đồ đầu tư khi thu hút tới gần 4,5 tỷ USD vốn trong và ngoài nước, gấp hơn 2 lần so với cả năm 2024 và thiết lập mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử địa phương này....
-
Lộ diện dự án mang về hơn 1 tỷ USD, biến địa phương này trở thành quán quân thu hút FDI 5 tháng 2025
Chỉ riêng trong tháng 5/2025, địa phương này đã thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, trong đó chủ yếu đến từ 1 dự án.