CafeLand - Ngày 29/11/2020, Hội nghị Cấp cao Thành phố Thông minh 2020 (Smart City Summit) lần thứ 4 đã chính thức khai mạc trên các nền tảng trực tuyến và 27 điểm cầu tại 3 TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và 24 tỉnh.

Thành phố thông minh là xu thế phát triển của tất cả các đô thị trên toàn thế giới. Chính phủ Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh, bền vững là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia. Vì vậy trong các năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy xây dựng và phát triển các thành phố thông minh, đô thị thông minh như Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, cùng nhiều chương trình, định hướng.

Hiện nay, trong khu vực, Việt Nam cũng đang là quốc gia tích cực xây dựng thành phố thông minh với 3 trong số 26 thành phố thuộc mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN từ năm 2018, và hiện nay gần 40 địa phương tại Việt Nam đang triển khai xây dựng các mô hình thành phố thông minh.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA nhận định: “Smart City là một xu thế không thể đảo ngược, là giải pháp tối ưu giải quyết các vấn đề của đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, giúp các đô thị tối ưu hoá các nguồn lực, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh an toàn hơn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng thành phố thông minh không chỉ của Chính phủ, chính quyền các cấp mà cần sự ủng hộ, đồng hành và vào cuộc mạnh mẽ của tất cả người dân và doanh nghiệp”.

Tại Hội nghị, các đại diện cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ đã đưa ra những sáng kiến giải pháp công nghệ giúp thông minh hóa các đô thị của Việt Nam và khu vực nhằm tạo ra những không gian đáng sống cho người dân, những môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nhân… Nhiều kinh nghiệm hữu ích đến từ các thành phố trong khu vực như Penang - Malaysia, Khonkaen - Thái Lan, các thành phố đang đi đầu trong xây dựng Smart City tại Việt Nam như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Huế… và những kinh nghiệm hợp tác triển khai các giải pháp từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu như: Viettel, FPT, VNPT, Amazon cũng đã được chia sẻ.

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ hội nghị, các diễn giả tham gia thảo luận cho rằng, khu đô thị thông minh sẽ là tương lai của các dự án bất động sản, tương lai của các khu dân cư đô thị nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm và tiện ích cho cư dân, biến thành phố thực sự trở thành nơi đáng sống, đáng làm việc.

Tại Việt Nam, các dự án bất động sản thông minh trong 2 năm gần đây phát triển nở rộ với quy mô rất lớn, chỉ riêng Vinhomes đang phát triển 3 dự án, 2 tại Hà Nội và 1 dự án tại TP.HCM.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nhật Quang, Phó Chủ tịch VINASA: “Các mô hình khu đô thị thông minh hiện nay mới chỉ tập trung vào các giải pháp kỹ thuật mà chưa chú ý đến các yếu tố quy hoạch - đặc biệt là các nền tảng kết nối, tạo ra cộng đồng cư dân gắn kết, duy trì và phát huy các yếu tốvăn hóa truyền thống, văn minh đô thị”.

Ông Quang đưa ví dụ cụ thể: “Tôi ở khu chung cư thông thường, vẫn phải cần có thẻ mới vào sảnh, đi thang máy lên phòng. Ví dụ khi người thân hay bạn bè đến chơi với tôi, phải gọi điện cho tôi, tôi dùng thẻ quẹt mới có thể lên phòng được. Điều này sẽ trở nên bất tiện nếu tôi quên thẻ. Công nghệ kiểm soát được hết, nhưng công nghệ vẫn chưa thân thiện. Với khu đô thị thông minh, camera có thể nhận dạng tự động biết đây là tôi, là bố mẹ hay người thân, chỉ cần đến checkin 1 lần. Tôi sẽ xác nhận đây là người thân của tôi, do đó, những lần sau khi bố mẹ tôi đến, khu chung cư thông minh phải nói “chào bác, bác đến chơi”, chứ không cần phải quét lại mã. Với đô thị thông minh, lợi ích vật chất là một chuyên, nhưng phải lấy người dân là trung tâm”.

Ông Quang cho rằng trách nhiệm của công nghệ thông tin, các giải pháp công nghệ là lấy con người làm trung tâm, phải mang lại phải kết nối con người về mặt xã hội, kết nối tin cậy để các cư dân trong khu đô thị trở thành một cộng động gắn bó, giúp đỡ nhau trở nên tốt hơn

  • Phát triển đô thị thông minh và nguyên lý lấy “mỡ nó rán nó”

    Phát triển đô thị thông minh và nguyên lý lấy “mỡ nó rán nó”

    CafeLand - Giá trị của một khu đô thị không nằm hoàn toàn ở kinh tế mà còn ở việc tổ chức hoạt động cộng đồng cho cư dân. Đây là việc rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh môi trường sống ngày càng ô nhiễm và dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào duy trì nguồn vốn trong quá trình hiện thực hóa các khu đô thị thông minh, đáng sống đảm bảo gắn với nguyên lý phát triển bền vững?

Hồ Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.