Hà Nội đã hoàn thành đợt 1 công tác rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn. Con số 133 danh mục công trình ở mức nguy hiểm cần khoanh vùng chi tiết, chống đỡ, sơ tán tạm thời nếu thấy cần thiết khiến nhiều người giật mình. Nhưng ngoài nỗ lực của thành phố, cần có chung trách nhiệm của chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình trong việc chủ động sửa chữa, bảo đảm chất lượng.
Khu chung cư cũ trên đường Giảng Võ đã xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư cải tạo, xây mới. Ảnh: Nhật Nam
Khó vận động, thuyết phục
Mặc dù xảy ra đã gần 2 năm nhưng vụ sập đổ và gây thương vong tại biệt thự số 107 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (tháng 9-2015) vẫn được nhắc đến khi đề cập về vấn đề an toàn nhà ở, công trình công cộng cũ trên địa bàn.
Bài học vẫn còn đó, thế nhưng chung cư đơn nguyên 1 và 2 nhà G6A, đường Nguyên Hồng, phường Thành Công, quận Ba Đình, được xếp vào nhóm D, mức độ nguy hiểm cao nhất có nguy cơ sụp đổ, gần 2 năm nay vẫn chưa di dời được các hộ dân. Theo khảo sát của phóng viên sáng 2-8, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Hầu hết các hộ đều đã cơi nới diện tích sử dụng, làm “chuồng cọp” nhô ra bên ngoài. Ở giữa 2 đơn nguyên là khe nứt hình chữ V, cao gần 1m, rộng khoảng 30cm. Ngay cạnh biển cảnh báo nguy hiểm ở lối vào cầu thang, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ để tòa nhà bảo đảm khả năng chịu lực, hàng quán, cửa hàng kinh doanh vẫn hoạt động bình thường.
Bà Lan, bán trà đá đối diện chung cư G6A cho biết, hiện tượng lún nghiêng đã diễn ra từ nhiều năm. Bởi vậy, tuy kết luận đánh giá nhà G6A là công trình nguy hiểm, song nhiều người vẫn không đồng tình với điều này. "Hơn nữa, ở đây “đất vàng”, gần hồ Thành Công, ngay trung tâm thành phố, nên không mấy ai chấp nhận chuyển đi nơi khác" - bà Lan nói thêm.
Thực tế không chỉ đơn nguyên 1 và 2 nhà G6A, trên địa bàn quận Ba Đình còn có nhiều công trình ở mức độ nguy hiểm cần phải di dời nhưng triển khai rất chậm, như nhà A tập thể Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp phường Cống Vị và nhà C8 tập thể Giảng Võ. Lý giải về nguyên nhân chậm trễ, ông Ngô Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công cho biết, đơn nguyên 1 và 2 nhà G6A có 49 hộ, đến nay mới có 12 hộ đồng ý di dời; phần nhiều chưa tán thành phương án đền bù và không đồng ý với đánh giá chất lượng công trình.
Theo ông Lê Trí Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình, đối với các hộ đồng ý, cũng muốn nhận và sửa chữa xong nhà tạm cư, chuyển hết đồ đạc mới bàn giao căn hộ cũ nên quận cũng chưa tiếp nhận được mặt bằng. Hiện tại, các phường vẫn đang tiếp tục vận động người dân.
Báo cáo mới đây của Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã đưa ra con số giật mình. Theo đó, qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng của 603 danh mục công trình nhà ở, công trình công cộng cũ trên địa bàn Hà Nội, có tới 133 danh mục công trình trong tình trạng nguy hiểm, cần khoanh vùng chi tiết, chống đỡ, sơ tán người dân tạm thời nếu cần thiết, ưu tiên đánh giá khảo sát chi tiết. Đáng chú ý, còn 93 công trình chưa đánh giá được chất lượng do đã xây dựng lại, không xác định được vị trí và do chủ sử dụng, sở hữu không đồng ý.
Phải đồng bộ nhiều giải pháp
Dãy nhà cũ có tuổi thọ hàng chục năm tại khu tập thể Thành Công. Ảnh: Tuấn Hiếu
Thực tế cho thấy, chính quyền địa phương rất khó áp dụng mệnh lệnh hành chính vì hầu hết chung cư cũ đều đã được bán và thuộc sở hữu hộ gia đình, cá nhân. Trong khi, để có sự đồng thuận, chủ sở hữu cần làm rõ, thống nhất được phương án hỗ trợ, tạm cư, tái định cư; cần được biết ai làm chủ đầu tư xây dựng lại, xây dựng trong bao lâu? Cũng dễ hiểu bởi bài học là nhiều nhà chung cư nguy hiểm đã di dời các hộ dân, nhưng mất nhiều năm vẫn chưa xây dựng xong, thậm chí còn thay đổi đến vài chủ đầu tư.
Đề cập đến việc xây dựng phương án tái định cư đối với các chung cư cũ, ông Hoàng Trung Thành, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Thanh Xuân cho rằng cũng là một việc khó. Hầu hết, các hộ dân đều muốn tái định cư tại chỗ sau khi xây dựng lại công trình. Tuy nhiên, do là nhà cũ lịch sử để lại, nhiều hộ chỉ được phân 12 - 15m2. Nếu tính hệ số K = 1,5 thì mỗi hộ chưa được đủ 40m2, trong khi diện tích căn hộ nhỏ nhất sau cải tạo lại hơn 40m2 nên với những hộ gia đình thuộc diện khó khăn sẽ rất khó mua được nhà tái định cư tại chỗ nếu áp theo giá thị trường. “Trên địa bàn quận Thanh Xuân có 11/278 nhà chung cư cũ chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng, cần khảo sát, đánh giá chi tiết và đa số người dân đồng tình với việc cải tạo lại, nhưng băn khoăn nhiều về hệ số tái định cư tại chỗ áp dụng thế nào?” - ông Thành nói.
Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc xử lý chung cư cũ nguy hiểm cũng như cải tạo, xây dựng lại các tập thể cũ là vấn đề lớn của thành phố. Trong hội nghị kêu gọi đầu tư 2016, thành phố đã đề xuất 10 khu chung cư cần phải làm sớm và đã giao cho các chủ đầu tư nghiên cứu.
"Tuy nhiên, muốn cải tạo các khu chung cư cũ hiệu quả, theo tôi trước hết cần lập quy hoạch chi tiết trên cơ sở tuân thủ theo định hướng của quy hoạch chung, có sự thẩm định, tham gia ý kiến của cộng đồng, nhà khoa học. Vấn đề nảy sinh cấp bách hiện nay là các nhà chung cư nguy hiểm, cũng nên có nhiều cơ chế về tái định cư, ví dụ như để người dân tự tìm nơi tái định cư thích hợp hoặc khai thác quỹ nhà ở, bất động sản tồn đọng để sử dụng trong giai đoạn trước mắt" - TS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.
Đó là những giải pháp về lâu dài, hiện tại, liên quan đến 133 danh mục công trình trong tình trạng nguy hiểm, để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị, chủ sở hữu, sử dụng cần thực hiện ngay các biện pháp an toàn, như hạn chế sử dụng, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu thấy cần thiết. Đặc biệt, đối với trường hợp chủ sở hữu, sử dụng từ chối kiểm tra, đánh giá an toàn chịu lực công trình, nếu xảy ra sự cố, chủ sở hữu, sử dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
-
Hà Nội: 133 danh mục công trình đang trong tình trạng nguy hiểm
CafeLand - Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố đánh giá sơ bộ kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn thành phố.
Trung Hiếu (HNM)
VIP
Bán nhà riêng quận 9 thành phố Thủ Đức
3 tỷ 950 triệu- 80m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0936287***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
Căn Hộ Dịch Vụ 1 Phòng Khách 2 Phòng Ngủ VNAHOMES APARTMENT Tiêu Chuẩn Khách Sạn
25,5 triệu - 75m2
Tây Hồ, Hà Nội
Hôm nay
0843883***
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.