Ảnh minh hoạ
Khuyến nghị này được Bộ Xây dựng gửi đến UBND các tỉnh, thành phố, kèm theo yêu cầu rà soát kỹ các quy hoạch đô thị và đánh giá chất lượng đô thị trong giai đoạn tổ chức lại bộ máy hành chính địa phương.
Theo chủ trương mới, bộ máy chính quyền sẽ tinh gọn theo mô hình hai cấp: cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu). Nhằm đồng bộ với mô hình này, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đang được hoàn thiện để bổ sung, sửa đổi.
Bộ Xây dựng nêu rõ: đối với những quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, UBND cấp tỉnh có thể tiếp tục triển khai cho đến khi có quy hoạch mới. Tuy nhiên, với các đồ án chưa duyệt, địa phương cần cân nhắc tạm dừng hoặc hoãn quyết định đến khi luật mới có hiệu lực. Trường hợp vẫn muốn tiếp tục lập quy hoạch, các nội dung phải được thiết kế sao cho kế thừa được định hướng không gian, hạ tầng của các đơn vị hành chính sau sáp nhập.
Đặc biệt, khi xây dựng đề án sắp xếp lại phường, chính quyền địa phương cần chú trọng yếu tố đồng bộ hạ tầng và định hướng phát triển không gian đô thị, tránh gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân.
Với các xã dự kiến sáp nhập vào phường, Bộ khuyến khích lựa chọn khu vực đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có định hướng phát triển đô thị rõ ràng, thay vì sáp nhập dàn trải.
Được biết, quy hoạch đô thị là nền tảng để tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng và nhà ở, từ đó tạo lập môi trường sống phù hợp và thúc đẩy phát triển bền vững. Đây cũng là căn cứ quan trọng để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đảm bảo sự hài hoà phát triển giữa các khu vực, hạn chế lạm dụng đất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên.
Theo nghị quyết mới dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2025, hệ thống hành chính cấp huyện sẽ được sắp xếp lại đồng loạt. Cả nước dự kiến giảm khoảng 60-70% số xã, phường hiện tại – từ hơn 10.000 còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập. Đây là bước chuyển mang tính lịch sử, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và thận trọng trong từng khâu chuẩn bị, nhất là quy hoạch – yếu tố định hình diện mạo tương lai của mỗi địa phương.
-
Trụ sở dôi dư sau sáp nhập hành chính sẽ được sử dụng ra sao?
Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn mới về xử lý tài sản công sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Theo đó, trụ sở làm việc và cơ sở sự nghiệp không còn nhu cầu sử dụng sẽ được ưu tiên bố trí lại, chuyển đổi công năng, hoặc cho thuê gắn với quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
-
Hải Dương: Giảm mạnh 70% đơn vị hành chính cấp xã
Tỉnh Hải Dương đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị cho cuộc sắp xếp đơn vị hành chính lớn chưa từng có – với mục tiêu giảm khoảng 70% số đơn vị hành chính cấp xã, đồng thời xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.
-
Hà Nam đề xuất giảm hơn 66% đơn vị hành chính cấp xã
Hà Nam đang chuẩn bị bước vào một cuộc “tái thiết” quy mô lớn về hành chính cấp xã, với phương án sắp xếp tổng thể giảm hơn 66% số lượng xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.








-
Chính sách nhà ở công vụ được thực hiện thế nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?
Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 3089/BXD-QLN hướng dẫn về việc thực hiện chính sách nhà ở công vụ sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã năm 2025
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.
-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.