19/09/2022 1:21 PM
Ngày 16/9/2022, UBND huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) phát đi Công văn số 2230/UBND-VP về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và xử lý các trường hợp vi phạm, trồng lại rừng tại khu vực dự án của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư được giao, thuê đất, thuê rừng trên địa bàn huyện.

Ảnh minh họa

Theo đó, UBND huyện Đức Trọng đề nghị Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh Sài Gòn - Đại Ninh, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai chi nhánh Lâm Đồng rà soát, xây dựng kế hoạch, thực hiện giải tỏa cây trồng, công trình xây dựng trái phép và trồng lại rừng trên diện tích giải tỏa, diện tích đất trống theo kết quả rà soát và đề nghị của Hạt Kiểm lâm huyện tại văn bản số 512/BC-HKL ngày 28/7/2022 đảm bảo theo quy định.

UBND huyện Đức Trọng cũng giao Hạt Kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị chủ rừng ngoài nhà nước thực hiện công tác QLBVR, PCCCR, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và chủ động giải quyết kiến nghị của chủ rừng theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 28/7/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng có Báo cáo số 512/BC-HKL về kết quả kiểm tra, rà soát hiện trạng các vụ phá rừng, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm từ năm 2019 – tháng 6/2022, diện tích đất trống chưa trồng rừng.

Báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cho biết, tổng diện tích đất rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật từ năm 2019 đến tháng 6/2022 hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây nông nghiệp, xây dựng trái pháp luật,… nhưng chưa được giải tỏa và diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chưa thực hiện trồng rừng là 51,35 ha/4 đơn vị chủ rừng.

Cụ thể, Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh 33 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Năng 7,99 ha; Ban quản lý rừng NLG Đức Trọng 4,08 ha; Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh 6,28 ha.

Từ thực tiễn nêu trên, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đề xuất UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, BQL rừng phòng hộ Tà Năng, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Sòn – Đại Ninh khẩn trương xây dựng kế hoạch và thực hiện giải tỏa cây trồng, công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm; triển khai thực hiện trồng rừng ngay trong mùa mưa năm 2022 trên diện tích đã giải tỏa theo quy định.

Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cũng đề xuất UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, BQL rừng phòng hộ Tà Năng, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Sòn - Đại Ninh, BQL rừng NLG Đức Trọng, Tập đoàn Tân Mai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và xây dựng kế hoạch trồng rừng ngay trong mùa mưa trên những diện tích đất trống nêu trên theo đúng quy định.

Song song với đó là chỉ đạo các chủ rừng là doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng trên địa bàn huyện khẩn trương báo cáo kết quả rà soát diện tích đất trống, diện tích bị lấn, chiếm trên phạm vi, ranh giới được giao quản lý về Hạt Kiểm lâm để tổng hợp, báo cáo UBND huyện chỉ đạo xử lý.

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.