11/12/2017 11:14 AM
Sự bùng nổ hạ tầng Đà Lạt trong thời gian gần đây đang mang lại sự hứng khởi lớn, kích hoạt làn sóng thị trường bất động sản. Sở hữu những lợi thế khác biệt về du lịch và giá trị văn hóa trường tồn, thị trường bất động sản Đà Lạt chiếm ưu thế trong viêc phát triển và có thu hút mạnh từ các nhà đầu từ.

Sức “hút” mãnh liệt của thị trường bất động sản

Một khảo sát gần đây cho thấy, giá nhà đất Đà Lạt tăng đến 40% giá trị so với thời điểm 2016. Thị trường bất động sản Đà Lạt phát triển sôi động, nhất là phân khúc đất nền, nhà phố. Ở các khu vực trung tâm, con số tăng trưởng còn ấn tượng hơn.

Hấp lực của thị trường bất động sản Đà Lạt còn thể hiện ở việc những tên tuổi hàng đầu thị trường đã thiết lập các dự án và giao dịch xôm tụ. Trong đó có nhiều dự án nhà ở, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng có quy mô lớn. Đơn cử như khu Vinpearl, khu đô thị Nam Đà Lạt hay khu phức hợp nghỉ dưỡng rộng hơn 250 ha tại hồ Tuyền Lâm…

Bất động sản nghỉ dưỡng của Đà Lạt thu hút nhiều chủ đầu tư lớn

Yếu tố hạ tầng được xem là nguyên nhân chính kích thích dòng vốn đầu tư vào thị trường địa ốc của Đà Lạt ngày một tăng cao. Đà Lạt hiện đang đón làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại.

Quang cảnh của toàn thành phố Đà Lạt

Theo chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, hấp lực này sẽ giúp thị trường bất động sản Đà Lạt đa dạng hơn và có tính cạnh tranh cao hơn. “Trong xu thế đó, những dự án có vị thế trung tâm, dễ dàng kết nối với các giá trị văn hóa của Đà Lạ sẽ thu hút nhà đầu tư cá nhân và sẽ nhanh chóng gia tăng giá trị”- ông Chánh nói.

Chú trọng nâng cấp và phát triển hạ tầng

Trước đây, Đà Lạt gần như bị cô lập so với các khu vực còn lại do sự bất tiện của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Sự đi lại khó khăn với TP.HCM, đô thị lớn nhất nước, thiếu các tuyến đường kết nối với các địa phương lân cận và không có đường bay thẳng đi quốc tế kiềm hãm nền kinh tế của Đà Lạt phát triển. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản Đà Lạt không có cơ hội để phát triển.

Ngày nay, hệ thống giao thông kết nối với TP.HCM đã được chú trọng đầu tư và nâng cấp khang trang hơn. Từ TP.HCM đi Đà Lạt hiện chỉ mất 4 giờ đồng hồ. Theo quy hoạch giao thông của thành phố, tuyến cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành trong tương lai gần, sẽ “mở toang” cánh cửa cho Đà Lạt dễ dàng kết nối với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ.

Những tuyến đường kết nối với Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu cũng đã được mở rộng và ngày càng hoàn thiện, giúp di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn. “Tứ giác” này không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương mà còn là một “con đường du lịch” kết nối các sản phẩm du lịch đặc trưng của biển và rừng, trong đó Đà Lạt nằm ở vị trí trung tâm và sở hữu sự khác biệt so với 3 địa phương còn lại.

Đà Lạt chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

Ngoài ra, điều kiện hạ tầng xã hội nội tại của Đà Lạt cũng đã được cải thiện nhiều hơn trước. Đặc biệt, sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế đã điểm son cho Đà Lạt trên bản đồ hàng không, tạo điều kiện thu hút du khách du lịch và “chia lửa” lượng khách du lịch quốc tế đến miền Nam Trung Bộ của sân bay Cam Ranh. Cộng hưởng với sự “thoát xác” của hạ tầng hiện đại, lượng khách du lịch tăng liên lục, các chính sách thương mại của tỉnh Lâm Đồng cũng khuyến khích nhà đầu tư khắp cả nước đổ vốn đầu tư về Đà Lạt.

Theo ông Chánh, Đà Lạt hiện tại đang hội đủ các yếu tố để phát triển thị trường bất động sản. Đặc biệt là khi hạ tầng đã “lột xác” phá vỡ mọi khoảng cách, Đà Lạt sẽ hút các nhà phát triển bất động sản và nhà đầu tư cá nhân muốn tìm một thị trường mới hấp dẫn hơn so với các thị trường truyền thống.

Theo TTDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.